Kết quả của bức vẽ

Trước đây vài ngày, một họa sĩ vẽ rất xuất sắc ở trấn Diểu là Phật tử họ Hạ đến chùa, cùng đi với ông còn có một người mập mập khác. Ông Hạ ngồi trong phòng sư phụ Trí Duyên hầu chuyện, thì ra người mập mập nọ là một vị họa sĩ nổi tiếng trong thành thị, nghe nói phong cảnh trấn Diểu rất đẹp, liền đến xem. Lần này, mục đích của ông Hạ chính là dẫn họa sĩ đó đến chùa trú vài bữa, sẵn dịp vẽ vài bức tranh thủy mặc. Sư phụ Trí Duyên vui vẻ nhận lời.

Ông Hạ thường chỉ cách cho Giới Trần vẽ, nghe nói ông Hạ tới nên Giới Trần chạy ra chào. Giới Trần dựa vào cánh cửa, thò nửa đầu vào cười duyên, chưa chịu bước vào, đến khi ông Hạ vẫy tay hắn mới e dè đi đến bên cạnh.

Ông Hạ xin phép sư phụ Trí Duyên cho Giới Trần cùng vẽ với họ. Giới Trần hướng về sư phụ Trí Duyên, sư phụ gật đầu, hắn mừng rỡ chạy đi.

Hai vị họa sĩ trú trong chùa nửa tháng. Thời gian đó, Giới Trần hầu như mỗi ngày đều cùng với hai ông lên núi để vẽ, sau khi về chùa, mỗi người đều ở trong phòng miệt mài vẽ.

Hôm hai vị họa sĩ cáo từ, Giới Trần được họ tặng cho vài quyển sách. Kể từ hôm đó, hắn luyện vẽ nhiều hơn trước. Lúc trước, khi nào rảnh rỗi Giới Trần mới vẽ, lúc này, hình như hắn toàn tâm toàn ý đầu tư vào công việc này.

Kỹ năng của Giới Trần càng ngày càng tiến bộ, có khi bức tranh hắn vẽ khiến cho người ta kinh ngạc, chính chúng tôi còn không tin là do hắn vẽ nữa. Càng vẽ, hắn càng trầm mặc, trông rất lạ.

Hôm nọ, sư phụ Trí Duyên nói với Giới Trần: Sau này ít vẽ lại đi, rảnh rỗi đi ra ngoài chơi.

Giới Trần buông bút, lại cùng với Giới Si chạy lên núi.

Không lâu sau, trình độ vẽ của hắn lại càng tiến bộ.

Lần nọ, Giới Sân hỏi sư phụ Trí Duyên, vì sao không để Giới Trần phát triển năng khiếu hội họa.

Sư phụ Trí Duyên nói: Vì Giới Trần mất đi cái tâm hội họa ban đầu rồi.

Chúng ta đối với việc lý giải sự thành công nên định nghĩa thế nào? Là đạt được vụ mùa bội thu? Hay đạt được thành tích khiến người ca ngợi? Có lẽ nên mang theo niềm hỷ duyệt trên con đường thành công.

Chúng ta phải chăng đang mê mải hướng về kết quả, phải chăng thường khổ não vì kết quả đó? Giống như tâm ban đầu của Giới Trần, vẽ là vì niềm vui, vì tu tâm dưỡng tánh, còn vẽ có đẹp hay không chỉ là vật phẩm kèm theo. Khi định vị mục đích của việc hội họa là để nâng cao trình độ hội họa mà không phải vì niềm vui, hắn liền đánh mất đi ý nghĩa vốn có của việc vẽ. Sư phụ Trí Duyên cản ngăn hắn vẽ là vì nguyên nhân này.

Trên con đường đi, những niềm vui mà chúng ta có được, không thể chỉ là cái giây phút lên đỉnh núi, mà niềm vui phải đến suốt quá trình lên núi đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Xem nhiều nhất