Sáng sớm, sư phụ Trí Duyên bảo Giới Sân đem phong thư đến cho sư phụ
chùa Bảo Quang. Giới Sân vừa gật đầu nhận lời, chợt Giới Trần chen vào:
“Sư phụ, để con đi cho”. Sư phụ cười ra tiếng, ghẹo Giới Trần: “Con đi,
chỉ sợ giữa đường có ông kẹ bắt chạy đi”. Giới Trần hớt ngang: “Vậy cho
con đi với sư huynh Giới Sân”. À, thì ra chú ta muốn đi ra ngoài chơi.
Sư phụ Trí Duyên thấy dáng chú tội nghiệp nên đồng ý.
Giới Trần
vui vẻ chạy về phòng, lát sau chạy ra
đã đeo thêm cái túi xách nhỏ sau lưng. Giới Sân không hiểu, hỏi: “Chú đeo túi nhỏ làm chi vậy?”. Giới Trần cười tít mắt: “Em sợ giữa đường huynh mua đồ ăn, cầm không hết, nên chủ động đem theo túi nhỏ này”. Giới Sân liền thò tay vào túi. Hôm qua sư phụ cho ít tiền lẻ, không chừng hôm nay sẽ sạch túi vì “quỷ nhỏ” này thôi. Giới Sân tôi bèn dắt Giới Trần đi nhanh đến chùa Bảo Quang. Giữa đường, “quỷ nhỏ” không ngừng dừng lại trước các tiệm bán đồ, nhìn đồ chơi, đồ ăn - những thứ đó ám thị Giới Trần quá đi, nhưng tôi giả bộ không nhìn thấy. Cuối cùng, không đành lòng, đến dưới chân núi chùa Bảo Quang, Giới Sân bèn mua cho chú một chai nước cam vắt. Gần chùa Bảo Quang có nhiều điểm du lịch, nên nhà cửa xây cất trên núi trông rất đẹp mắt, khách hành hương cũng nhiều hơn so với chùa Thiên Minh. Hôm đó đúng vào ngày nghỉ, người trên núi đông đảo, sợ Giới Trần lạc đường, tôi liền nắm chặt lấy tay chú. Chợt Giới Trần kéo tay áo, tôi quay đầu nhìn chú. Giới Trần nói nhỏ: “Sư huynh, có một bà già cứ theo sau lưng mình kia”.
đã đeo thêm cái túi xách nhỏ sau lưng. Giới Sân không hiểu, hỏi: “Chú đeo túi nhỏ làm chi vậy?”. Giới Trần cười tít mắt: “Em sợ giữa đường huynh mua đồ ăn, cầm không hết, nên chủ động đem theo túi nhỏ này”. Giới Sân liền thò tay vào túi. Hôm qua sư phụ cho ít tiền lẻ, không chừng hôm nay sẽ sạch túi vì “quỷ nhỏ” này thôi. Giới Sân tôi bèn dắt Giới Trần đi nhanh đến chùa Bảo Quang. Giữa đường, “quỷ nhỏ” không ngừng dừng lại trước các tiệm bán đồ, nhìn đồ chơi, đồ ăn - những thứ đó ám thị Giới Trần quá đi, nhưng tôi giả bộ không nhìn thấy. Cuối cùng, không đành lòng, đến dưới chân núi chùa Bảo Quang, Giới Sân bèn mua cho chú một chai nước cam vắt. Gần chùa Bảo Quang có nhiều điểm du lịch, nên nhà cửa xây cất trên núi trông rất đẹp mắt, khách hành hương cũng nhiều hơn so với chùa Thiên Minh. Hôm đó đúng vào ngày nghỉ, người trên núi đông đảo, sợ Giới Trần lạc đường, tôi liền nắm chặt lấy tay chú. Chợt Giới Trần kéo tay áo, tôi quay đầu nhìn chú. Giới Trần nói nhỏ: “Sư huynh, có một bà già cứ theo sau lưng mình kia”.
Phía sau không xa, Giới Sân nhìn thấy một bà lão lam lũ,
trên trán toàn nếp nhăn, còn đeo túi da rắn sau lưng, tay cầm nhiều vỏ
chai không đang nhìn hai đứa. Bà ta cứ nhìn vào cái chai nước cam vắt mà
Giới Trần uống chưa hết, tôi mới hiểu là bà ấy đợi Giới Trần uống xong
là lấy vỏ chai.
Giới Sân tôi ra ý bảo Giới Trần mau uống hết để
đưa vỏ chai cho bà lão, bà vui mừng vớ lấy.
Giới Trần hỏi: “Bà
lão đó làm việc gì?”. Tôi nói: “Bà lấy vỏ chai đem bán kiếm tiền sống
qua ngày”.
Giới Trần nửa hiểu nửa không, gật đầu rồi tiếp tục
theo tôi lên núi. Chợt chú lại bảo: “Sư huynh, em khát”. Tôi cảm thấy kỳ
quái, chú ta vừa mới uống xong lại khát. Chợt hiểu chú đang nghĩ gì,
tôi liền chạy lại chỗ bán nước mua cho chú chai nước suối. Giới Trần
căng bụng uống một hơi hết sạch. Tôi muốn vỗ vào bụng chú quá đi mất,
nhưng lại sợ hắn ọc nước ra. Hôm đó trên núi Giới Trần lượm rất nhiều vỏ
chai, cả hai chúng tôi đem cho bà lão nọ, bà vui mừng vô hạn. Lúc đó
Giới Trần, với gương mặt nhễ nhại mồ hôi, cười tươi như hoa.
Cuộc
đời vô thường, nhưng không phải ai ai cũng đầy đủ. Những vỏ chai không,
có thể quăng bỏ đi, nhưng nó cũng có thể trở thành bữa cơm cho kẻ khác.
Có ai biết, khi chìa tay ra, là tình yêu quanh ta…
(ST Quán cháo trắng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét