Con ngỗng và cọng dây


Có thời gian, Giới Trần nội tâm trào dâng, chợt thích vẽ tranh. Lúc mới đầu, chỉ vẽ bằng bút màu trong chùa, vẽ nhiều nhất là cảnh vật, lư hương, mõ, chuông, cây cỏ…

Nhưng sở thích là một lẽ, thiên phú lại là lẽ khác. Giới Trần vẽ tính ra không giống lắm. Khách hành hương nhìn thấy Giới Trần bò trên đất vẽ nên tò mò hỏi, chú tiểu đang vẽ gì vậy? Giới Trần rất nhẫn nại giải thích cho họ nghe rằng hắn đang vẽ cảnh vật ở đâu đó, có khi khách cũng lịch sự khen vài câu, hắn liền vui không thể tả.

Bữa đó sinh nhật của Giới Trần,
nên hắn có yêu cầu nhỏ, cần một vài giấy và bút vẽ. Sư phụ Trí Huệ cảm thấy vẽ tranh cũng là một việc tốt, liền đồng ý yêu sách của hắn. Sư phụ còn đặc biệt xuống trấn, đến cửa tiệm mua một bộ bút nước màu, một xấp giấy trắng cho Giới Trần. Nhận được quà sinh nhật, Giới Trần mừng húm.

Sáng ngày hôm sau, khi kết thúc thời kinh sáng, Giới Trần cầm ra một trang giấy đã vẽ cho mọi người xem, nói là vẽ hôm qua. Lật trang giấy ra, thấy vẽ một người, Tăng chúng trong chùa kinh ngạc nói không ra lời, người trong tranh là Giới Sân, nói chung là thần thái và tướng tá giống đến 80%. Lần đầu, Giới Trần chính thức vẽ trên giấy, lại vẽ được hiệu quả như vậy. Quý sư phụ và huynh đệ không ngớt khen ngợi sức vẽ của hắn. Sư phụ Trí Huệ rất đắc ý, nghĩ Giới Trần đối với việc hội họa quả là có chút tài năng, còn nói, lần sau nếu như ông Hạ - ông hoạ sĩ dưới trấn - có đến chùa, sẽ bảo ông ta hướng dẫn thêm cho Giới Trần.

Không biết làm sao mà Giới Trần nghe mọi người khen ngợi lại không vui lắm, mọi người đang nói, hắn chợt quay đầu chạy đi. Quý huynh đệ đều cho rằng khen nhiều quá hắn mắc cỡ.

Lát sau, Giới Sân đi ngang phòng Giới Trần, nghe tiếng khóc lí nhí trong phòng, bèn đẩy cửa bước vào. Giới Trần đang nằm trên giường khóc thút thít, thấy Giới Sân vào phòng liền khóc nhiều hơn.

Giới Sân ngồi bên cạnh giường, không hiểu vì sao Giới Trần khóc, nên không biết làm sao mà an ủi hắn. Hắn đang khóc đó, chợt ngước lên hỏi Giới Sân một câu, sư huynh, huynh có nghĩ là em nên tiếp tục vẽ nữa không?

Thì ra hắn khóc là vì việc vẽ này. Giới Sân kéo hắn lên, thành tâm thành ý an ủi hắn, đệ vẽ rất là đẹp, huynh thấy đệ lúc sáng vẽ huynh giống như vậy, rõ ràng là đệ có tiềm năng, nếu có niềm tin chắc chắn đệ sẽ thành đạt. Giới Trần khóc to hơn, vừa khóc vừa nói, đệ vẽ sư phụ Trí Hằng chứ không phải vẽ huynh. Nghe xong, Giới Sân giật mình. Sư phụ Trí Hằng mập mạp, Giới Sân lại hơi ốm, nếu như hắn vẽ sư phụ Trí Hằng, vậy thì việc vẽ thật là khó thành rồi. Cũng không biết nói gì để an ủi Giới Trần, có cảm giác mình đang bắn bia này lại trúng bia kế bên. Giới Sân hết sức thông cảm, an ủi Giới Trần, vẽ quan trọng nhất là cái thần thái chứ không phải hình tướng, thật ra em vẽ thuộc về phái trừu tượng. Giới Trần cảm thấy được an ủi chút, từ từ không khóc nữa. Ngày kia, ông hoạ sĩ Hạ đến chùa, sư phụ nói việc vẽ của chú tiểu. Ông bảo, hay là cho chú vẽ những vật linh hoạt, có thể khiến trình độ vẽ của chú nâng cao một chút. Buổi tối, khi gần đi ngủ, Giới Sân nằm trên giường nghĩ ngợi, muốn đến vài cái ao lớn của Trấn Diểu, trong ao, cư dân nuôi nhiều vịt và ngỗng, lần sau có lẽ nên dẫn Giới Trần đến đó vẽ tranh.

Ngày nọ, Giới Sân nói với Giới Trần suy nghĩ hôm trước. Giới Trần vui vẻ chuẩn bị bút, giấy, giá vẽ, cùng Giới Sân xuống núi.

Dưới núi không xa là một cái ao sen rất lớn, có vài con vịt và ngỗng đang bơi trong ao.

Tiểu và Giới Trần ở dưới gốc cây bên ao, có gió thổi nhẹ trên ao, từng đợt sóng dập dờn, đong đưa trên nước. Thấy Giới Trần đang vẽ chăm chú từng nét, Giới Sân đang chuẩn bị khen, nhìn xem đệ vẽ những con vịt này đẹp thật. Chợt nhìn thấy hắn vẽ một con đang rụt cổ lại, thì ra là con ngỗng, nên không dám mở miệng, giống như lần trước lại khiến hắn bị tổn thương.

Thật kỳ lạ, không biết tại sao hầu hết những chú ngỗng lại tập trung đến trước mặt chúng tôi mà bơi. Giới Trần chợt nói, sư huynh nhìn xem, dưới ao có một cọng dây giăng ngang. Nhìn kỹ dưới mặt nước, Giới Trần thấy phía trước có một cọng dây kẽm giăng ngang ao, hầu hết các chú ngỗng bơi đến cạnh cọng dây, đều quay đầu bơi ngược lại, chỉ có một vài con rụt cổ bơi chui qua cọng dây.

Giới Trần nói, mấy con ngỗng tự do tự tại này gặp cọng dây đều phải rụt đầu rụt cổ.
Có lúc, cúi đầu là một cách duy nhất để vượt qua chướng ngại. Những chú ngỗng không chịu rụt đầu, không thể nào chui qua bên cọng kẽm; còn những con ngỗng chịu cúi đầu để vượt qua cọng kẽm lại thành công bơi trong ao nước mênh mông phía trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Xem nhiều nhất