Tập tục ăn thôi nôi ở trấn Diểu đã có từ lâu đời. Cư dân của trấn Diểu
mỗi gia đình chỉ có được một con, nên nghi thức ăn thôi nôi được họ tổ
chức rất lớn. Lần nọ, một nữ thí chủ đến chùa Thiên Minh tổ chức nghi
thức thôi nôi cho con trai. Khi trở về thị trấn, cô rất tự hào nói với
mọi người rằng: chùa tổ chức lễ này rất linh nghiệm. Lời cô được truyền
đi rất nhanh, các gia đình nghe được cũng muốn đến chùa làm lễ, sẵn tiện
cầu an cho trẻ.
Thời gian đó, những em bé
tròn một tuổi, hầu như đều được cha mẹ đưa đến chùa Thiên Minh làm lễ. Nghi lễ này đối với cư dân ở đây vô cùng ý nghĩa. Đầu tiên, họ chuẩn bị sẵn các thứ bảo vật như: giấy, bút, phục trang, kinh sách (Phật - Lão - Khổng), đồ ăn, vàng bạc…, nếu là bé gái, có thể thêm kim chỉ, kéo, lược… để xem các bé sẽ bắt trúng thứ gì rồi tùy theo đó mà giải thích, như bé nào bắt trúng giấy bút, kinh sách, sau này nhất định sẽ học giỏi; bé bắt trúng đồ ăn, sau này sẽ không lo âu việc ăn mặc; bé bắt trúng kéo, kim chỉ, sau này sẽ rất khéo tay… Dù sao đi nữa, việc tổ chức lễ tròn tuổi cho bé thể hiện hy vọng của cha mẹ vào con cái mình.
tròn một tuổi, hầu như đều được cha mẹ đưa đến chùa Thiên Minh làm lễ. Nghi lễ này đối với cư dân ở đây vô cùng ý nghĩa. Đầu tiên, họ chuẩn bị sẵn các thứ bảo vật như: giấy, bút, phục trang, kinh sách (Phật - Lão - Khổng), đồ ăn, vàng bạc…, nếu là bé gái, có thể thêm kim chỉ, kéo, lược… để xem các bé sẽ bắt trúng thứ gì rồi tùy theo đó mà giải thích, như bé nào bắt trúng giấy bút, kinh sách, sau này nhất định sẽ học giỏi; bé bắt trúng đồ ăn, sau này sẽ không lo âu việc ăn mặc; bé bắt trúng kéo, kim chỉ, sau này sẽ rất khéo tay… Dù sao đi nữa, việc tổ chức lễ tròn tuổi cho bé thể hiện hy vọng của cha mẹ vào con cái mình.
Mới đầu, sư phụ khuyên
các Phật tử không nhất định là ở chùa tổ chức lễ thì mới linh nghiệm
theo như lời đồn, nhưng họ không để ý thiệt hơn, nhất định vào chùa làm
lễ. Khuyên không được, sư phụ dặn dò chúng tôi xuống trấn mua vài lễ
phẩm cho các bé bắt, như vậy cũng để bớt lãng phí cho các Phật tử.
Còn
nhớ năm nọ, trấn Diểu đồng thời có ba hộ gia đình sanh em bé, đến khi
tròn năm, họ đều muốn đến chùa làm lễ thôi nôi. Hôm làm lễ cho các bé,
trong chùa hết sức náo nhiệt, các phòng dành cho bé bắt đồ vật chật ních
những người là người. Ba đứa trẻ được cha mẹ để ngồi vào giường, trên
giường bày rất nhiều đồ vật. Cha mẹ của các bé cười tươi như hoa, lại
hồi hộp không biết là con mình bắt trúng thứ gì, hy vọng trẻ sẽ bắt
những vật mà mình mong muốn.
Sau khi nghi thức bắt đồ vật bắt
đầu, một bé bắt trúng trái táo, mọi người nói rằng bé này lớn lên sẽ
không phải lo việc ăn mặc. Tuy cha mẹ bé không hài lòng lắm, nhưng cũng
tạm chấp nhận. Bé khác nhặt một loại đồ điện khí, mọi người nói bé này
thế nào lớn lên cũng sẽ là một cao thủ vi tính, cha mẹ bé mừng đến nỗi
há hốc mồm. Bé còn lại trên giường bò tới bò lui, trước sau không chịu
bắt vật gì, dù cha mẹ bé dụ dỗ bé hết vật này tới vật kia. Gia đình nọ
rất buồn, lo cho bé lớn lên làm việc gì cũng không xong. Sư phụ Trí
Duyên chỉ biết an ủi họ vài câu, rằng: “Đứa bé từ đầu đến cuối không
chịu bắt gì cả, điều đó cũng có nghĩa là đứa bé sẽ có nhiều cơ hội để
nắm bắt bất cứ vật gì”. Nghe vậy, cha mẹ bé an tâm ra về.
Chặp
tối, khi đi ngủ, Giới Sân chợt nghĩ, tuy sư phụ Trí Duyên nói để an ủi
người, thật ra cũng có tình có lý: Bàn tay cầm nắm của mỗi người luôn có
hạn, muốn có được nhiều, nên học cách biết buông bỏ tất cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét