Trấn Diểu có rất nhiều cửa hàng ăn uống, nhưng Giới Sân chỉ quen mỗi
tiệm cơm của nhà ông Ích; một là do cách chế biến đồ chay ở đây rất đặc
biệt, hai là do chú chó Giới Ngôn của chùa vốn được ông chủ này tặng,
nên chú tiểu cảm thấy gần gũi.
Lần nào đi qua tiệm cơm của nhà họ Ích, tiểu cũng thấy bà chủ ngồi ngoài tiệm rửa chén. Bà chủ theo đạo Phật, mỗi lần nhìn thấy các chú tiểu đều mời vào ngồi, và nếu tiểu có dùng cơm thì bà cũng lấy tiền rất rẻ.
Bà chủ tuy mập mạp, nhưng chưa bao giờ cấm kỵ việc ai đó nói bà mập, lâu lâu lại còn đem cái sự mập của mình ra giãi bày, rằng thật ra lúc trước bà rất ốm, nhưng sau khi mở tiệm cơm mới bắt đầu mập lên. Bà vừa than vắn thở dài, vừa nói với khách: Ai bảo nhà tôi là đầu bếp có tài nghệ quá cao, chế đồ ăn quá ngon, nên nuôi tôi quá mập như vầy!
Vậy đó, có một vài khuyết điểm, nếu như chúng ta không chú ý vào nó, tự dưng nó không còn là khuyết điểm, đôi khi chính là ưu điểm nữa.
Trong hẻm này có rất nhiều tiệm cơm, nhưng không vì sự cạnh tranh buôn bán mà làm cho bộ mặt xấu đi, ngược lại còn khiến cho danh tiếng khu phố ẩm thực ngày càng nổi. Mối quan hệ giữa các chủ tiệm cũng rất tốt, họ thường buông chuyện, đồng thời cũng không quên thám thính xem tiệm cơm của người kia có động tịnh gì khác không.
Lần nọ, bà chủ Ích đứng trước mặt khách, dùng tấm thân bồ tượng của mình ra mà quảng cáo, nhằm chứng minh cho tay nghề nấu ăn của tiệm bà. Cô chủ tiệm cơm kế bên thấy vậy liền chen vào: Nếu bà mà qua tiệm cơm của tôi, bà có thể mập hơn nữa, vì tài nghệ nấu ăn của tiệm tôi còn cao hơn nhiều!
Bà chủ Ích cười cười, đập vào vai cô kia. Cô nọ vì quá ốm yếu nên xiểng liểng, trẹo vai, phải ở nhà nghỉ vài bữa mới khỏi.
Bà chủ Ích sống rất nhiệt tình, có lần bà đang rửa chén, nhìn thấy Giới Sân, liền kéo tiểu vào tán gẫu. Tám quanh một hồi, lại lạm bàn đến cái sự ghét thương, bà thật tình bảo rằng thứ mà bà ghét nhất chính là rửa chén.
Người mở tiệm cơm, một năm bốn mùa không biết rửa bao nhiêu cái chén, mỗi ngày khách đến ăn không ít, rửa riết rồi đâm ra chán.
Giới Sân mắc cười, tự nhủ nếu như một ngày nào đó, khách không còn đến ăn nữa, liệu bà chủ có vui không khi bà không còn bị rửa chén. Chắc chắn là không rồi!
Tư tưởng chúng ta cũng giống như con lật đật vậy, không tìm ra điểm tựa, cứ lắc lư bất định, khi ở bên ở phải lại muốn qua bên trái, khi ở bên trái lại muốn qua bên phải.
Giới Sân không dám đem suy nghĩ của mình ra nói, vì tiểu còn ốm hơn cả cô chủ tiệm cơm kế bên nữa, nếu như bị bả phát cho một cái thì có nước… gãy xương chứ chẳng đùa!
Lần nào đi qua tiệm cơm của nhà họ Ích, tiểu cũng thấy bà chủ ngồi ngoài tiệm rửa chén. Bà chủ theo đạo Phật, mỗi lần nhìn thấy các chú tiểu đều mời vào ngồi, và nếu tiểu có dùng cơm thì bà cũng lấy tiền rất rẻ.
Bà chủ tuy mập mạp, nhưng chưa bao giờ cấm kỵ việc ai đó nói bà mập, lâu lâu lại còn đem cái sự mập của mình ra giãi bày, rằng thật ra lúc trước bà rất ốm, nhưng sau khi mở tiệm cơm mới bắt đầu mập lên. Bà vừa than vắn thở dài, vừa nói với khách: Ai bảo nhà tôi là đầu bếp có tài nghệ quá cao, chế đồ ăn quá ngon, nên nuôi tôi quá mập như vầy!
Vậy đó, có một vài khuyết điểm, nếu như chúng ta không chú ý vào nó, tự dưng nó không còn là khuyết điểm, đôi khi chính là ưu điểm nữa.
Trong hẻm này có rất nhiều tiệm cơm, nhưng không vì sự cạnh tranh buôn bán mà làm cho bộ mặt xấu đi, ngược lại còn khiến cho danh tiếng khu phố ẩm thực ngày càng nổi. Mối quan hệ giữa các chủ tiệm cũng rất tốt, họ thường buông chuyện, đồng thời cũng không quên thám thính xem tiệm cơm của người kia có động tịnh gì khác không.
Lần nọ, bà chủ Ích đứng trước mặt khách, dùng tấm thân bồ tượng của mình ra mà quảng cáo, nhằm chứng minh cho tay nghề nấu ăn của tiệm bà. Cô chủ tiệm cơm kế bên thấy vậy liền chen vào: Nếu bà mà qua tiệm cơm của tôi, bà có thể mập hơn nữa, vì tài nghệ nấu ăn của tiệm tôi còn cao hơn nhiều!
Bà chủ Ích cười cười, đập vào vai cô kia. Cô nọ vì quá ốm yếu nên xiểng liểng, trẹo vai, phải ở nhà nghỉ vài bữa mới khỏi.
Bà chủ Ích sống rất nhiệt tình, có lần bà đang rửa chén, nhìn thấy Giới Sân, liền kéo tiểu vào tán gẫu. Tám quanh một hồi, lại lạm bàn đến cái sự ghét thương, bà thật tình bảo rằng thứ mà bà ghét nhất chính là rửa chén.
Người mở tiệm cơm, một năm bốn mùa không biết rửa bao nhiêu cái chén, mỗi ngày khách đến ăn không ít, rửa riết rồi đâm ra chán.
Giới Sân mắc cười, tự nhủ nếu như một ngày nào đó, khách không còn đến ăn nữa, liệu bà chủ có vui không khi bà không còn bị rửa chén. Chắc chắn là không rồi!
Tư tưởng chúng ta cũng giống như con lật đật vậy, không tìm ra điểm tựa, cứ lắc lư bất định, khi ở bên ở phải lại muốn qua bên trái, khi ở bên trái lại muốn qua bên phải.
Giới Sân không dám đem suy nghĩ của mình ra nói, vì tiểu còn ốm hơn cả cô chủ tiệm cơm kế bên nữa, nếu như bị bả phát cho một cái thì có nước… gãy xương chứ chẳng đùa!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét