Hai “tiểu yêu” thích nghe kể chuyện

Giới Trần được bà đem đến chùa hồi còn nhỏ xíu. Sau khi cha mẹ ly dị, Giới Trần ở với mẹ. Ngày nọ, mẹ và cha kế của hắn cùng đi làm ăn xa, không về nhà nữa. Bà của Giới Trần đã già, lại hay bệnh hoạn, sợ ngày nào đó không thể chăm sóc cháu, nên đem gởi hắn vào cô nhi viện. Thế nhưng cô nhi viện lại cho là cha mẹ của Giới Trần đều còn sống, không phù hợp điều kiện để nhận, bà phải tìm đến chùa thưa chuyện cùng quý sư phụ, xem có thể gởi hắn vào chùa chăng.

Năm đó, chùa Thiên Minh còn vắng vẻ, quý sư phụ bàn bạc lâu lắm mới quyết định nhận Giới Trần. Cuộc sống của tu sĩ đơn giản, thêm một đứa bé cũng không khó khăn gì.

Năm Giới Trần vào chùa, hắn đã được bốn tuổi, thường không nói chuyện, không hay cười, cũng không có vẻ “dị ứng” với cuộc sống mới. Có lẽ do bị chuyển tới chuyển lui nhiều lần, lúc đầu ở cùng cha, sau đó được đưa đến ở với mẹ, rồi ở với bà, cuối cùng được đưa đến chùa, riết nên hắn thành quen.

Giới Si bẩm tính hiếu động, nhưng có việc gì cũng nhường cho Giới Trần; Giới Trần dần dần trở nên hoạt bát cũng phần nào nhờ Giới Si.

Giới Trần lúc nhỏ hay lén hỏi Giới Sân, có khi nào chùa lại gởi hắn đi nữa không? Giới Sân trả lời chắc chắn là không thể, từ đó hắn mới an tâm.

Sau vài tháng, Giới Trần dần quen với cuộc sống ở chùa, nên hắn không hỏi gì nữa. Có thể thấy, khả năng hàn gắn vết thương của trẻ thật nhanh chóng.

Lúc đó, Giới Trần và Giới Si còn nhỏ, sư phụ để hai chú nằm cùng giường. Tối nào hai chú cũng quậy quọ không chịu ngoan ngoãn ngủ, cứ vật tới vật lui hoài hoài.

Khi gần ngủ, hai chú liền đề nghị Giới Sân: Sư huynh kể chuyện cho hai em nghe đi. Nếu không kể, hai “tiểu yêu” không chịu nằm yên chỗ, Giới Sân chịu không xiết, đành đồng ý.

Lúc đó, Giới Sân khoảng 17 tuổi, vào chùa được 5 năm, không có nhiều chuyện để kể, lâu lâu lại đem những câu chuyện mà sư phụ Trí Duyên đã kể để biên soạn lại, chuyện kể càng hay, hai chú càng không chịu buông tha cho Giới Sân. Bị hai “tiểu yêu” “bức bách” đến không còn biện pháp nào, Giới Sân chỉ còn cách đem chuyện nhà ra kể, những mẩu chuyện đó không phải dùng giáo hóa người, mà chỉ dùng để hù dọa trẻ con, như trẻ con không nghe lời mẹ, không chịu ngoan ngoãn ngủ, cuối cùng bị ông kẹ hay bọn lưu manh, bọn yêu quái bắt đi.

Nhưng những chuyện này lại có hiệu quả hơn những câu chuyện của sư phụ. Những lúc kể đến khâu quan trọng, Giới Sân nhìn thấy hai chú đang tự bức bách chính mình, nhắm mắt lại để ngủ, rõ ràng là hai hắn đang sợ.

Có lẽ thời gian đó do Giới Sân kể nhiều về những người xấu, nên trong đầu hai chú thường nghi ngờ bậy bạ.

Có lần, mấy chú đi công việc dưới trấn, khi về chùa trời đã tối; đang tiết mùa đông, trời tối rất nhanh, màu đen bao trùm hết không gian đường núi, không có người đi đường, hai chú tiểu có vẻ sợ hãi, nắm chặt hai tay của Giới Sân.

Bỗng có một người đi sớt qua, Giới Si hỏi nhỏ Giới Sân: Có phải là người xấu không? Đó có phải là tiểu yêu mà sư huynh hay kể không?

Lại có một người già khoảng chừng bảy, tám mươi tuổi đi ngang qua nữa. Giới Trần lại hỏi: Có phải là ông kẹ, hay ông lưu manh mà sư huynh đã kể không?

Giới Si cướp lời: Đừng nghi tùm lum, biết đâu người khác lại cho rằng tụi mình gồm một yêu quái lớn dẫn hai tiểu yêu thì sao!

Cúi đầu nhìn hai tiểu yêu, Giới Sân nói to: Có mặt sư huynh, nếu như yêu quái đến cũng không sợ!

Giới Sân nắm chặt tay hai “tiểu yêu”, ưỡn ngực trước cái tối của hoàng hôn mùa đông, bước về phía trước.

Một Chút Kiên Trì

Dưới trấn Diểu có một tiệm bán hàng nhỏ của nhà họ Ích, tiệm tuy không lớn, nhưng buôn bán rất tốt, vì tài nghệ nấu ăn của đầu bếp thật cao siêu.

Có lần xuống núi đi công việc về chùa không kịp, chúng tôi ghé tiệm này dùng cơm, ông chủ tiệm đặc biệt trổ tài nấu thức ăn chay cho nhà chùa.

Ngày nọ, mấy tiểu đi ngang qua tiệm, phát hiện tại tiệm cơm có chiếc lồng, trong đó nhốt một chú chó nhỏ mập mạp dễ thương. Tiểu Giới Trần và Giới Si thích lắm, đứng trước cửa tiệm cùng giỡn với chú.

Đang đùa giỡn rất vui thì chủ bếp bảo rằng vài ngày nữa sẽ làm thịt chú chó. Giới Trần, Giới Si không đành lòng, muốn Giới Sân tôi tìm biện pháp giải cứu. Giới Sân bèn dũng cảm thương lượng với chủ tiệm ăn xem liệu có thể nào thả chú chó hay không. Chủ tiệm nói năng rất lịch sự, nhưng không đồng ý thả, nói là có khách đặt phần ăn rồi, nếu tìm chú chó khác, sợ khách sẽ không hài lòng.

Tiểu thấy khó quá, nghĩ hay là về chùa xin tiền sư phụ mua chú chó này?

Có vị khách đang ăn trong tiệm, nghe mấy tiểu thương lượng với chủ tiệm lâu quá, bèn muốn giúp các chú tiểu tiền mua chó. Nhưng ông khách nóng nảy quá, làm chủ tiệm ăn phát sân, nên gây chuyện với nhau. Cuối cùng, chủ tiệm quyết định không thèm bán chú chó dù với giá tiền nào, chắc chắn chú chó sẽ bị giết.

Chú chó nhỏ không được thả, khách ăn cũng đi khỏi.

Chúng tôi trở về chùa, cầu cứu sư phụ Trí Hằng đến thương lượng với chủ tiệm. Sư phụ mới nói với chủ tiệm vài câu, ông chủ bực mình bỏ mặc chúng tôi, trở vào trong tiếp khách.

Sư phụ cũng không tìm ông chủ tiệm nữa, dắt mấy tiểu đứng trước cửa tiệm hướng về chú chó tụng kinh. Giới Trần, Giới Si thường ngày tụng kinh không nhất tâm, hay bị sư phụ rầy, nhưng lần này, hai chú lại rất chú tâm. Chúng tôi tụng mấy giờ đồng hồ liền, chủ tiệm cũng mấy lần ra xem, muốn bảo chúng tôi đi khỏi, nhưng lại không biết làm sao mở miệng.

Hành động quái lạ của mấy thầy trò chúng tôi khiến cho khách qua đường lấy làm lạ, lần lượt đến giãi bày tình lý giúp chú chó. Chủ tiệm vốn có chút dao động, nhưng ngại mất mặt nên còn chần chừ. Cuối cùng, ông ta cũng quyết định thả chó. Sư phụ Trí Hằng đưa tiền, chủ tiệm không chịu nhận.

Làm việc gì, nếu có chút kiên trì nhẫn nại, có chút tâm tư, sự thành công đã ở trước mặt.

Sau đó, sư phụ Trí Hằng đặt pháp danh cho chú chó là Giới Ngôn.

Giới Trần xem pháo hoa

Sư đệ Giới Trần là một chú tiểu dễ thương. Đối với người ngoài, chú hay mắc cỡ, e thẹn, chỉ cần nói vài câu với các thí chủ là mặt chú đã đỏ như gấc, nhưng chú lại được chú ý nhất chùa, các thí chủ khấn Phật xong, thế nào cũng hỏi thăm tiểu Giới Trần vài câu.

Mấy năm nay, tiểu Giới Trần lớn thêm vài tuổi, cũng bớt đi tánh e thẹn, song chú không quen thổ lộ quan điểm của mình. Dù vậy, chú có một sở thích mà cả chùa ai cũng biết, đó là thích xem pháo hoa.

Ly nước nhân sinh

Đó là câu chuyện của mấy năm về trước. Năm đó, chính quyền trấn Diểu muốn mở một vài khu du lịch, nên mời các công trình sư lên núi thiết lập kế hoạch.

Những năm đó, khách thập phương đến chùa Thiên Minh không bằng bây giờ, đôi khi cả ngày cũng không có người nào đến thắp hương, nên những công trình sư được chính quyền mời đến đều ở tại chùa.

Trong số các công trình sư đó có một chú trung niên,

Loài hoa quý và cây xương rồng

 Sư phụ Trí Duyên rất thích trồng hoa. Trước chánh điện, ngài bày rất nhiều kệ hoa, xếp hoa cảnh mà chính mình trồng lên trên; lúc Phật tử đến nghe kể chuyện xong, cũng thích đến nơi này ngắm nghía.

Các loại hoa cảnh rất nhiều, có loại hoa phổ thông như nguyệt quế, hoa lan, cũng có loại hoa cảnh hiếm lạ, tiểu cũng không biết gọi là hoa gì.

Các Phật tử hình như đều biết sở thích này của sư phụ, nên khi họ lên núi nghe kể chuyện, thường thuận tay mang vài bình hoa lên cúng dường.

Thích trồng hoa cũng chưa chắc là đã trồng tốt. Trình độ trồng hoa cảnh của sư phụ Trí Duyên ở mức thường thường, thỉnh thoảng lại làm cho các loại hoa quý khô héo. Chỉ vì thường có người dâng hoa, nên giàn hoa trước Phật đường không thấy ít đi mà trái lại càng ngày càng nhiều thêm.

Trong trấn Diểu có một ông Phật tử già họ Nhạc; ông vốn ở thành thị, nhưng sau khi về hưu thường đến thị trấn nhỏ này. Nghe nói, lúc trước ông làm việc có liên quan đến cây cỏ nên có cùng sở thích với sư phụ Trí Duyên, chỉ là trình độ trồng hoa của ông cao hơn sư phụ nhiều, thậm chí chuyển thành hiệu ích kinh tế, ông chuyên môn trồng những loại hoa bán chạy đem xuống chợ bán.

Ngày nọ, ông Nhạc đến chùa nghe kể chuyện, đem lễ vật đến dâng lên sư phụ, là một chậu hoa nhỏ, trong trồng một cành cây nhỏ.

Tiểu không biết gọi đó là hoa gì, nhưng thấy sư phụ Trí Duyên rất đỗi vui mừng, nghĩ chắc đó là loài hoa quý hiếm.

Ông Nhạc nói với tiểu, loại hoa đó mua từ rất xa mang về, khi hoa nở khoe màu sắc sặc sỡ, nhưng loài hoa này rất khó dưỡng. Ông đặc biệt đem tới một quyển sách, chỉ cho sư phụ biết trong đó có vài trang nói về phương pháp dưỡng hoa.

Sư phụ Trí Duyên vui mừng nhận sách. Sau khi ông đó đi khỏi, sư phụ ngồi trên chiếc ghế nhỏ, cẩn thận xem, rồi theo đó đem chậu hoa đặt tại nơi có nhiều ánh sáng, cẩn thận chọn loại đất, nước và vật liệu dưỡng hoa.

Sư phụ còn ghi vài điều về thời gian tưới nước bón phân, bảo tiểu nhớ nhắc nhở, kẻo sư phụ quên.

Chậu hoa đó được dưỡng hơn tháng, chưa đến lúc hoa nở thì đã khô héo. Sư phụ rất thất vọng, chỉ còn cách bỏ đi.
Ngày kia, dọn giàn hoa, tiểu đột nhiên phát hiện bên dưới có một chậu hoa Tiên Nhân Chưởng nằm lăn lóc, mà nửa tháng trước do không thấy, tiểu cứ ngỡ là ông Nhạc đã đem đi đâu hay là hoa bị rớt dưới giàn. Tiểu liền tưới nước cho hoa. Vài ngày sau, hoa liền xanh tươi như thường lệ.

Có loài hoa được tận tâm vun bồi, chưa tới tháng đã bị khô héo; có loài hoa bị bỏ lăn lóc hơn nửa tháng vẫn cành lá xanh tươi. Tiểu hỏi sư phụ Trí Duyên, làm sao mà Tiên Nhân Chưởng không bị khô héo? Sư phụ đáp, do vì Tiên Nhân Chưởng sống trên sa mạc, quen với việc khô hạn, nên không cần nước vẫn sống.

Thì ra, khốn khó không phải là nghịch cảnh, giống như hoa Tiên Nhân Chưởng sống trên sa mạc, do vậy mà sức sống càng thêm mãnh liệt.

Chúng ta đang sống trong cảnh khốn khó, có thể nên tự nói với mình rằng, tôi có thể vì thế mà trở nên lớn mạnh hơn!

Kết quả của bức vẽ

Trước đây vài ngày, một họa sĩ vẽ rất xuất sắc ở trấn Diểu là Phật tử họ Hạ đến chùa, cùng đi với ông còn có một người mập mập khác. Ông Hạ ngồi trong phòng sư phụ Trí Duyên hầu chuyện, thì ra người mập mập nọ là một vị họa sĩ nổi tiếng trong thành thị, nghe nói phong cảnh trấn Diểu rất đẹp, liền đến xem. Lần này, mục đích của ông Hạ chính là dẫn họa sĩ đó đến chùa trú vài bữa, sẵn dịp vẽ vài bức tranh thủy mặc. Sư phụ Trí Duyên vui vẻ nhận lời.

Ông Hạ thường chỉ cách cho Giới Trần vẽ, nghe nói ông Hạ tới nên Giới Trần chạy ra chào. Giới Trần dựa vào cánh cửa, thò nửa đầu vào cười duyên, chưa chịu bước vào, đến khi ông Hạ vẫy tay hắn mới e dè đi đến bên cạnh.

Ông Hạ xin phép sư phụ Trí Duyên cho Giới Trần cùng vẽ với họ. Giới Trần hướng về sư phụ Trí Duyên, sư phụ gật đầu, hắn mừng rỡ chạy đi.

Hai vị họa sĩ trú trong chùa nửa tháng. Thời gian đó, Giới Trần hầu như mỗi ngày đều cùng với hai ông lên núi để vẽ, sau khi về chùa, mỗi người đều ở trong phòng miệt mài vẽ.

Hôm hai vị họa sĩ cáo từ, Giới Trần được họ tặng cho vài quyển sách. Kể từ hôm đó, hắn luyện vẽ nhiều hơn trước. Lúc trước, khi nào rảnh rỗi Giới Trần mới vẽ, lúc này, hình như hắn toàn tâm toàn ý đầu tư vào công việc này.

Kỹ năng của Giới Trần càng ngày càng tiến bộ, có khi bức tranh hắn vẽ khiến cho người ta kinh ngạc, chính chúng tôi còn không tin là do hắn vẽ nữa. Càng vẽ, hắn càng trầm mặc, trông rất lạ.

Hôm nọ, sư phụ Trí Duyên nói với Giới Trần: Sau này ít vẽ lại đi, rảnh rỗi đi ra ngoài chơi.

Giới Trần buông bút, lại cùng với Giới Si chạy lên núi.

Không lâu sau, trình độ vẽ của hắn lại càng tiến bộ.

Lần nọ, Giới Sân hỏi sư phụ Trí Duyên, vì sao không để Giới Trần phát triển năng khiếu hội họa.

Sư phụ Trí Duyên nói: Vì Giới Trần mất đi cái tâm hội họa ban đầu rồi.

Chúng ta đối với việc lý giải sự thành công nên định nghĩa thế nào? Là đạt được vụ mùa bội thu? Hay đạt được thành tích khiến người ca ngợi? Có lẽ nên mang theo niềm hỷ duyệt trên con đường thành công.

Chúng ta phải chăng đang mê mải hướng về kết quả, phải chăng thường khổ não vì kết quả đó? Giống như tâm ban đầu của Giới Trần, vẽ là vì niềm vui, vì tu tâm dưỡng tánh, còn vẽ có đẹp hay không chỉ là vật phẩm kèm theo. Khi định vị mục đích của việc hội họa là để nâng cao trình độ hội họa mà không phải vì niềm vui, hắn liền đánh mất đi ý nghĩa vốn có của việc vẽ. Sư phụ Trí Duyên cản ngăn hắn vẽ là vì nguyên nhân này.

Trên con đường đi, những niềm vui mà chúng ta có được, không thể chỉ là cái giây phút lên đỉnh núi, mà niềm vui phải đến suốt quá trình lên núi đó.

Cánh hoa và thảm cỏ xanh

Mao Sơn rất đẹp. Đó không phải là cảm nhận của Giới Sân, mà là nhận xét của rất nhiều khách hành hương. Giới Sân từ nhỏ đến lớn chưa ra khỏi chốn này, nơi xung quanh toàn là cảnh núi non, mây nước điệp trùng. Đúng là con người ta thường không cảm được sự vật bên mình.

Năm đó, mùa Đông vừa hết vài ngày. Trên con đường nhỏ dẫn lên chùa không bóng người qua lại, chỉ có những mảng nắng hồng bên triền núi và cây cỏ xanh um bên đường. Những cành cây khô queo bắt đầu hé nở những mầm non; thảm cỏ nằm phục cả mùa đông dài nay bắt đầu xanh um trở lại. Nhắm mắt lắng nghe, dòng suối từ trên núi lâu nay băng đóng dày, giờ đã có tiếng nước chảy róc rách.

Sáng sớm hôm nọ, sau khi tụng kinh khuya xong, tiểu cùng sư phụ Trí Duyên đến giếng lấy nước. Sư phụ lớn tuổi, đi giữa đường mệt liền ngồi nghỉ trên thảm cỏ phủ đầy cánh hoa.

Một con chồn sóc chạy ngang qua, đột nhiên dừng lại, nghiêng đầu nhìn trân trân hai thầy trò. Có lẽ chùa không nuôi gà nên chú ta chưa từng “ghé thăm” cửa thiền. Giới sân muốn đùa với nó nên vội chạy đuổi theo, chồn sóc sợ nên chui vào hang.
Sáng sớm, cỏ còn đọng sương đêm, nên y áo của hai thầy trò dần thấm ướt. Sắc màu xanh biếc, đỏ hồng,… làm óng ánh cả núi đồi. Những đợt gió thoảng nhẹ cũng làm cho những hạt sương rơi xuống; những lúc gió thổi mạnh lại có thêm những cánh hoa sặc sỡ rơi theo. Tiểu hứng lấy mấy cánh hoa chơi vơi vào lòng bàn tay, sờ cánh xinh nõn nà, lòng bất chợt cảm khái, mang mang…

Tiểu hỏi sư phụ Trí Duyên: Phải chăng nhân sinh cũng giống như những cánh hoa, tuy nhỏ mà đẹp ?
Sư phụ cười đáp: Trong mắt chúng ta, cánh hoa tuy đẹp nhưng không thể để lâu được. Chỉ cần cách đêm, cánh hoa đã khô héo vì không được dưỡng nuôi. Cái đẹp này thật ngắn ngủi, không có khả năng sinh sống. Nhưng thảm cỏ bình thường kia hiếm ai để ý thì lại không ngừng sanh trưởng, dần dần phủ đầy cảnh núi.

Quả thực, ngôi sao băng lấp lánh chỉ trong thoáng chốc, nhưng ngọn đèn nhỏ lại có thể sáng thâu đêm. Nham thạch không ngừng bị sóng dữ đập vào vẫn đứng y nguyên bất động, nhưng những giọt nước nhỏ giọt vào đá từ năm này qua năm nọ lại có thể xuyên qua núi cứng. Cười to khiến người ta để ý, nhưng cười mỉm lại có thể làm ấm cả một tấm lòng.

Nhân sinh cũng như vậy, cứ theo đuổi cái huy hoàng ngắn ngủi không có ý nghĩa gì, chỉ là thay đổi quỹ đạo của chính mình, thường không đạt được gì cả; tích lũy từng chút trí tuệ, làm hành trang cho tương lai của chúng ta, mới là sự vĩnh hằng.

Tấm ảnh chụp chung


Lâu lâu, Mao Sơn lại có khách hành hương ghé đến tham quan. Gặp lúc thời tiết tốt, khách nhiều hơn đôi chút; gặp khi thời tiết xấu, khách ít đi dăm phần.

Vào những ngày đẹp trời, Giới Sân thường thích vào đám cây rừng gần đó để đọc kinh sách. Buổi sáng hôm ấy, Giới Sân cầm quyển kinh chuẩn bị bước đi ra, đang mở cổng chùa thì chợt nhìn thấy có hai thí chủ một nam, một nữ đang đứng lớ ngớ ở đó. Hai thí chủ trông thấy tiểu liền tiến đến gần, lịch sự hỏi thăm về địa hình của núi. Thì ra hai người này đi du lịch theo kiểu tự do, vừa du ngoạn đến Mao Sơn.

Tiểu giới thiệu sơ qua một vài phong cảnh Mao Sơn, vẽ sơ sơ vài đường để thí chủ nhìn thấy mà tham quan cho dễ.

Nữ thí chủ chợt hỏi: Địa thế núi này rất vắng vẻ, lại chưa được khai phát, vậy trong núi có thú dữ không? Tiểu cười lắc đầu, tuy Mao Sơn có không hiếm động vật, nhưng chỉ là một vài chú sóc hoặc thỏ hoang, rất hiếm loại động vật lớn và hung dữ. Nếu luận về thể hình, thì chú chó Giới Ngôn của chùa cũng thuộc vào hàng top ten!

Hẳn nhiên, tiểu cũng nhắc nhở cô Phật tử rằng, tuy núi không có các loại thú dữ, nhưng cũng không hiếm các loài côn trùng như kiến, chuột, rắn... Hai người lắng nghe lời dặn dò xong, liền vào núi tham quan.

Giới Sân thật cũng có nhân duyên với hai người đó. Lúc rảnh rỗi buổi chiều, tiểu đang quét sân, định hốt rác đem đổ ra ngoài, vừa mở cửa chùa, lại gặp hai thí chủ. Có lẽ không nghĩ có chuyện trùng hợp xảy ra, nên hai bên cứ ngẩn người ra, rồi cười.

Hai vị thí chủ nói, họ tham quan cả ngày, đi vòng hết Mao Sơn; tuy ở đây không phải chốn danh lam thắng cảnh, nhưng phong cảnh thiên nhiên trong lành, an tịnh khiến họ rất vui, chụp nhiều hình, thu hoạch cũng được nhiều thứ. Chợt cô Phật tử hỏi tiểu, không biết chùa có máy vi tính hay không, vì bộ nhớ máy ảnh của cô đã đầy, cần chuyển hình vào ổ USB.

Tiểu dẫn hai người vào phòng vi tính, đúng lúc Giới Ngạo đang ở trong đó, hai thí chủ người chọn hình, người hưng phấn kể cho hai tiểu nghe việc chụp hình hồi trưa. Những cảnh này không có xa lạ gì với các tiểu, nhưng họ có góc nhìn nghệ thuật, nên chụp ảnh rất đẹp.

Thí chủ đang mở từng tấm ảnh cho hai tiểu xem, khi đến tấm nữ thí chủ chụp trong rừng trúc, Giới Ngạo chợt chen vào một câu: Tấm ảnh chụp chung này thật đẹp!

Giới Sân nhìn tấm ảnh, chỉ thấy một mình cô ta đang đứng trong đám trúc, đâu có chụp chung với ai; hai người kia cũng thắc mắc, và cả ba ngạc nhiên nhìn Giới Ngạo. Tiểu ta đưa tay chỉ vào tấm hình, nói: Huynh nhìn đi!
Theo ngón tay của tiểu, Giới Sân chợt phát hiện ra, cách guơng mặt của cô Phật tử chừng mười phân, có một chú rắn nước nhỏ. Tuy biết đây không phải là loại rắn độc, nhưng Giới Sân vẫn cảm thấy nể phục cô Phật tử bội phần: cô dám đứng gần rắn mà chụp hình, khả năng bị rắn cắn là rất có thể xảy ra!

Nhưng bái phục chưa được ba giây, vị nữ thí chủ đã chợt la oai oái, khiến hai tiểu hết cả hồn. Giới Ngôn đang nằm ngủ ngon trên chiếc đôn nhỏ, cũng giựt mình té xuống, không biết xảy ra chuyện gì, nhìn về phía tiểu rồi cụp đuôi chạy biến.

Nữ thí chủ lập cập nói: Sao mà có rắn như vậy, thật là sợ chết người!

Thì ra, lúc chụp hình, cô không hề biết có chú rắn nằm kế bên. Xem cô gái trong hình, cô đang mỉm cười mím chi nhìn ống kính, thần thái rất nhẹ nhàng, hoàn toàn không biết hiểm nguy chỉ chừng trong gang tấc. Khi nguy hiểm đến, cô thật bình tĩnh; khi nguy hiểm đã rời xa, cô lại sợ hãi như vậy. Thật là kỳ lạ!

Thật ra, không có chút gì là lạ, nếu như chúng ta không để tâm, với những nỗi sợ hãi và đau khổ, chúng ta sẽ nhẹ nhàng vượt qua.

Bà chủ ghét rửa bát


Trấn Diểu có rất nhiều cửa hàng ăn uống, nhưng Giới Sân chỉ quen mỗi tiệm cơm của nhà ông Ích; một là do cách chế biến đồ chay ở đây rất đặc biệt, hai là do chú chó Giới Ngôn của chùa vốn được ông chủ này tặng, nên chú tiểu cảm thấy gần gũi.

Lần nào đi qua tiệm cơm của nhà họ Ích, tiểu cũng thấy bà chủ ngồi ngoài tiệm rửa chén. Bà chủ theo đạo Phật, mỗi lần nhìn thấy các chú tiểu đều mời vào ngồi, và nếu tiểu có dùng cơm thì bà cũng lấy tiền rất rẻ.

Bà chủ tuy mập mạp, nhưng chưa bao giờ cấm kỵ việc ai đó nói bà mập, lâu lâu lại còn đem cái sự mập của mình ra giãi bày, rằng thật ra lúc trước bà rất ốm, nhưng sau khi mở tiệm cơm mới bắt đầu mập lên. Bà vừa than vắn thở dài, vừa nói với khách: Ai bảo nhà tôi là đầu bếp có tài nghệ quá cao, chế đồ ăn quá ngon, nên nuôi tôi quá mập như vầy!

Vậy đó, có một vài khuyết điểm, nếu như chúng ta không chú ý vào nó, tự dưng nó không còn là khuyết điểm, đôi khi chính là ưu điểm nữa.

Trong hẻm này có rất nhiều tiệm cơm, nhưng không vì sự cạnh tranh buôn bán mà làm cho bộ mặt xấu đi, ngược lại còn khiến cho danh tiếng khu phố ẩm thực ngày càng nổi. Mối quan hệ giữa các chủ tiệm cũng rất tốt, họ thường buông chuyện, đồng thời cũng không quên thám thính xem tiệm cơm của người kia có động tịnh gì khác không.

Lần nọ, bà chủ Ích đứng trước mặt khách, dùng tấm thân bồ tượng của mình ra mà quảng cáo, nhằm chứng minh cho tay nghề nấu ăn của tiệm bà. Cô chủ tiệm cơm kế bên thấy vậy liền chen vào: Nếu bà mà qua tiệm cơm của tôi, bà có thể mập hơn nữa, vì tài nghệ nấu ăn của tiệm tôi còn cao hơn nhiều!

Bà chủ Ích cười cười, đập vào vai cô kia. Cô nọ vì quá ốm yếu nên xiểng liểng, trẹo vai, phải ở nhà nghỉ vài bữa mới khỏi.

Bà chủ Ích sống rất nhiệt tình, có lần bà đang rửa chén, nhìn thấy Giới Sân, liền kéo tiểu vào tán gẫu. Tám quanh một hồi, lại lạm bàn đến cái sự ghét thương, bà thật tình bảo rằng thứ mà bà ghét nhất chính là rửa chén.

Người mở tiệm cơm, một năm bốn mùa không biết rửa bao nhiêu cái chén, mỗi ngày khách đến ăn không ít, rửa riết rồi đâm ra chán.

Giới Sân mắc cười, tự nhủ nếu như một ngày nào đó, khách không còn đến ăn nữa, liệu bà chủ có vui không khi bà không còn bị rửa chén. Chắc chắn là không rồi!

Tư tưởng chúng ta cũng giống như con lật đật vậy, không tìm ra điểm tựa, cứ lắc lư bất định, khi ở bên ở phải lại muốn qua bên trái, khi ở bên trái lại muốn qua bên phải.

Giới Sân không dám đem suy nghĩ của mình ra nói, vì tiểu còn ốm hơn cả cô chủ tiệm cơm kế bên nữa, nếu như bị bả phát cho một cái thì có nước… gãy xương chứ chẳng đùa!

Hai chú tiểu biểu diễn văn nghệ


Nhân ngày Quốc Tế thiếu nhi 1-6, trấn Diểu chuẩn bị tổ chức buổi diễn văn nghệ. Diễn viên chỉ là những học sinh của hai trường tiểu học trong trấn. Nhân viên công tác của chính phủ là vị thí chủ thường hay đến chùa nghe kể chuyện. Chú ta làm “công tác tư tưởng” với sư phụ Trí Huệ, xin cho hai chú tiểu Giới Si và Giới Trần tham gia biểu diễn một tiết mục. Suy đi nghĩ lại, sư phụ bèn đồng ý.

Từ trường cải tạo được thả về, sư phụ được 24 tuổi, do được tính là sai án, nên cơ quan hữu trách đặc biệt sắp xếp công việc làm cho sư phụ. Do gia đình có nhiều biến cố, người thân ly tán, sư phụ trở nên khó câu thông với người khác, có lúc không biết mình nên nói gì, có lúc đi làm, có lúc ở nhà liền mấy ngày không ra khỏi cửa, người trong cùng đơn vị đều biết sự tình của sư phụ nên không quản giáo kỷ luật gì nhiều.

Chú nhân viên công tác chính phủ nghĩ nên cho hai chú biểu diễn võ thuật, nhưng chùa Thiên Minh không giống như chùa Thiếu Lâm, không có tăng chúng học võ. Sư phụ Trí Huệ nói, hay là cho hai chú hát một bài. Giới Trần, Giới Si thường ngày vẫn hay hát, nhưng chỉ là mấy bài hát trên mạng, hầu hết là tình ca. Thường ngày mấy chú hát không ai lưu ý, chứ một khi tiểu hòa thượng mà lên sân khấu hát tình ca thì chắc có nước… độn thổ!

Sau khi bàn bạc, mọi người quyết định cho hai chú lên tụng chú Đại Bi, như vậy vừa có thể biểu diễn tiết mục, vừa có thể hoằng dương Phật pháp, nhất cử lưỡng tiện.

Đây là lần đầu tiên kể từ ngày chùa Thiên Minh kiến lập đến nay mới có người biểu diễn, nên trong chùa ai nấy đều lo lắng. Hai chú tiểu cũng chưa lên sân khấu diễn xuất bao giờ, phải luyện tập mấy ngày liên tiếp. Quý sư phụ và Giới Sân làm khán giả xem thử rồi cho biết ý kiến.

Giới Sân còn đặc biệt chọn cái mõ hay nhất, đẹp nhất của chùa cho hai chú. Sư phụ Trí Huệ còn căn dặn Giới Si, Giới Trần khi tụng chú phải trang nghiêm đoan chính, không thể giống như ngày thường miệng tụng lúng ba lúng búng, khiến quý Phật tử nghe không rõ, nghĩ sai về kinh Phật thì thật không hay. Quý sư phụ còn tích cực sửa chữa cách phát âm của hai chú, nên hai chú tiến bộ thấy rõ. Những chỗ mà hai chú nói ngọng đều phải sửa lại.

Bữa xem biểu diễn, trong chùa chỉ còn lại mỗi một sư huynh trông coi, mọi người đều mặc áo tràng lên trấn để ủng hộ hai chú.

Trấn Diểu hôm đó thật náo nhiệt, vì buổi biểu diễn này 5 năm mới có một lần. Rất nhiều người ở các trấn bên cạnh cũng kéo đến xem. Từ xa, mọi người đã nhìn thấy tấm băng-rôn ghi: "Nhiệt liệt chào mừng Tiểu sư phụ chùa Thiên Minh đến trấn biểu diễn”.

Quý sư phụ đều lo lắng, không ngờ họ lại xem trọng tiết mục biểu diễn của chùa Thiên Minh đến vậy. Giới Sân nắm tay Giới Trần; tay hắn toàn mồ hôi. Tiết mục của hai chú được xếp cuối cùng, khán giả hình như không ai về trước, đều chờ xem hai chú biểu diễn. Giới Sân đưa hai chú lên sân khấu. Khán giả rất đông, nên hai chú rất hồi hộp. Đó là thời khắc mà toàn hội trường an tịnh, khán thính giả đều yên lặng chờ hai chú biểu diễn. Hai chú đứng giữa khán đài, mơ màng gõ mõ, không nghe rõ âm thanh.

Đang yên lặng như vậy, chợt mọi người phát lên tiếng vỗ tay như sâm, micro truyền lại tiếng tụng kinh của hai chú càng lúc càng to, thậm chí hai chú tụng còn hay hơn lúc luyện tập ở chùa. Sau khi tụng xong chú Đại Bi, rất nhiều người yêu cầu hai chú tụng thêm, nên hai chú lại tụng tiếp Bát Nhã Tâm Kinh. Dù chưa tập dợt lần nào, nhưng hai chú tụng rất nhập thần. Nhiều người thưa với sư phụ rằng, hai vị tiểu sư phụ biểu diễn hay quá, tuy nghe không hiểu nội dung nhưng cũng khiến mọi người cảm động!

Tượng phật bằng ngọc


Năm đó, có mấy cô Phật tử lớn tuổi đến chùa; người trưởng đoàn chính là cô Phật tử họ Lý có chồng làm quan chức trên thành thị. Họ đến chùa Thiên Minh vì bà Lý quảng cáo rằng từ khi bà đến chùa này lễ Phật cho đến bây giờ, chồng bà mỗi năm đều thăng quan tiến chức. Lời nói của bà Lý khiến cho mấy người kia cảm thấy hứng thú, yêu cầu bà Lý tổ chức cho nhóm họ đến chùa Thiên Minh lễ Phật.

Mấy cô Phật tử đeo đồ trang sức ngọc châu quý giá, sau khi thắp nhang lạy Phật, liền đi dạo quanh chùa, gặp lúc sư phụ Trí Duyên đang kể chuyện trong chánh điện, tiện thể ngồi nghe, không ngờ bị câu chuyện cuốn hút, im lặng nghe sư phụ kể hết câu chuyện. Sau đó, họ đến trước mặt sư phụ Trí Duyên, mồm năm miệng mười khen câu chuyện sư phụ kể thật có đạo lý, nói từ đó tới giờ họ chưa bao giờ được mở rộng tầm mắt như hôm nay. Một cô Phật tử còn nói rằng cô vốn chăng thích đến chùa này, vì chùa nhỏ quá, lạy Phật chưa chắc có hiệu quả, bây giờ lại cảm thấy mình sai lầm vì đã đánh giá thấp chùa này. Vài cô Phật tử lại thỉnh sư phụ dạy một chút về tri thức Phật học, mới đầu là thỉnh dạy những quyển kinh phù hợp với trình độ của họ, giảng một hồi lại đến vấn đề đeo trang sức gì mới phù hợp để niệm Phật?!

Có cô Phật tử đắc ý lấy trong người ra một tượng phật bằng ngọc nhỏ rất đẹp. Giới Sân không biết gì về giá trị của ngọc phật, nhưng có thể nhìn thấy tượng phật đó được điêu khắc hết sức tinh tế, mấy cô cứ chuyền tay nhau xem, ai cũng bảo đây là loại ngọc tốt. Cô Phật tử nọ có vẻ đắc ý, nói với sư phụ, răng tượng phật bằng ngọc này là do cô mua từ Miến Điện về, giá tiền rất mắc.
Sư phụ Trí Duyên nghe xong liền cười vui vẻ, lấy trong người ra một tượng phật bằng ngọc, nói với mấy cô, ngọc phật này là báu vật của chua. Cô Phật tử đó nghe xong tỏ vẻ mắc cỡ, hỏi sư phụ có muốn bán pho tượng không? Cô ta đưa ra một cái giá rất cao. Sư phụ cười, viên ngọc phật này mà chuyển nhượng là chuyện không thể xảy ra, nhưng nếu như muốn cầu phước cầu an, có thể để cho quý Phật tử lễ lạy. Sư phụ đặt ngọc phật lên trước lư hương nhỏ, quý cô lần lượt đến khấn vái.

Tượng ngọc phật này, Giới Sân đã từng nhìn qua. Năm nọ, có một người đem ngọc khí đến chùa trải tâm vải bày bán, đến khi gần chuyển đi, ông chủ bán ngọc có nhã ý tặng cho sư phụ một tượng ngọc phật, giá cũng không mắc lắm. Đợi họ khấn vái xong, sư phụ cười nói, nếu bàn về giá tiền của ngọc phật, thật ra tượng này không thể nào so với tượng của quý cô, nhưng nếu nói về vấn đề lễ lạy Phật Tổ, hai tượng ngọc phật này không có gì khác nhau cả! Nếu như đeo ngọc phật là để cầu Phật gia hộ, thì không nên dùng tiền bạc để so sánh giá trị của nó, trong lòng của chúng ta muốn lễ lạy chính là đức hạnh của Phật chứ không phải là muốn lễ bái tài sản của Phật.

Mấy cô Phật tử đó có chút hổ thẹn, gật đầu vâng lời. Trong cuộc sống, những chuyện như vậy thường hay xảy ra. Đối đãi với người nào đó, chúng ta thường xem trọng sự giàu có và địa vị của họ và coi nhẹ tinh thần cũng như trí huệ mà người đó có được.

Những lá bài


Lần đó, sư phụ Trí Duyên cùng Giới Sân và Giơi Ngạo xuống trấn có công chuyện, xa xa đã nhìn thấy ông chủ Tần - chủ quán trà Chiêu Phước từ lầu hai thò đầu ra cười chào sư phụ. Sư phụ Trí Duyên gật đầu đáp lại, quay qua kể chúng tôi nghe, rằng từ khi có đoàn nghệ thuât hát nói của ông bầu họ Trần đến đây biểu diễn, quán trà của ông Tần dần dần lên hương, lúc này gặp ai ông cũng cười rất tươi.

Đang bàn tới ổng, thì ông Tần liền gọi to sư phụ Trí Duyên, khiến chúng tôi dừng lại. Chúng tôi đứng trước cửa quán trà, ông chủ từ bên trong đi nhanh ra, cười nói với chúng tôi, rằng một người bạn của ông ta trong tâm đang có chuyện buồn, nếu có rảnh, hy vọng sư phụ đồng ý lên lầu khai đạo dùm ông ấy.

Sư phụ do dự một chút, nghĩ việc hôm nay cũng không gấp gáp, nên nhận lời mời của ông Tần. Ông Tần dẫn chúng tôi lên lầu, tìm chỗ gần cửa sổ mời chúng tôi ngồi, lại bảo người phục vụ đem đến bình trà và thức ăn điểm tâm.
Ông Tần dẫn bạn đến ngồi bên chúng tôi. Chúng tôi rất ngạc nhiên, thì ra, người bạn mà ông nói tới chính là ông thí chủ họ Dư, chủ quán trà Khách Lai kế bên. Trước đó, chính ông Dư đã mở quán trà mới khiến cho quán trà Chiêu Phước xuống dôc, sau cùng ông chủ Tần phải mời đoàn hát nói đến biểu diễn để cạnh tranh. Giới Sân chợt có chút cảm khái, ông Tần thật là người tốt, đến đối thủ gặp khó khăn, ông cũng giúp một tay.

Ông chủ họ Dư thở dài. Ông Tần nói với ông ta rằng, thôi thì đem tâm sự giãi bày với sư phụ Trí Duyên, sư phụ có thể giúp ông khai đạo.

Tiểu nhìn thấy ông chủ Dư do dự, sau đó hình như hạ quyết tâm, bộc bạch với sư phụ rằng ông đang gặp va vấp trong chuyện làm ăn, không biết phải giải quyết sao đây?

Sư phụ Trí Duyên quay đầu hỏi ông chủ Tần: Ở đây có bộ bài không? đem đến cho thầy một bộ.
Ông chủ Tần cảm thấy kỳ quái, không biết sư phụ Trí Duyên có ý gì, nhưng cũng bảo bồi bàn đem tới một bộ. Sư phụ Trí Duyên dùng tay trộn bài, sau đó lật úp những lá bài lại, trải ra trên bàn. Mọi người hết sức ngạc nhiên, không biết sư phụ tính làm gì. 54 lá bài không phải ít, trải đầy cả mặt bàn. Sư phụ cười hỏi, ông có biết con hai cơ nằm ở đâu không? Ông chủ Dư lắc đầu nói không biết. Sư phụ Trí Duyên đáp, ta biết nó nằm ở đâu. Thật là nằm ngoài dự đoán của chúng tôi. Lúc nãy sư phụ trải bài ra mặt bàn, không nhìn mặt lá bài, làm sao có thể biết vị trí của mỗi lá nằm ở đâu, lẽ nào sư phụ có kỹ xảo gì chăng? Sư phụ Trí Duyên lật một lá bài lên, không phải là lá hai cơ, mà là lá tám chuồn. Sư phụ cười, lại tiếp tục lật từng lá, đến lá thứ 20, chúng tôi mới nhìn thấy con hai cơ. Chợt Giới Sân hiểu ý của sư phụ Trí Duyên, mặc dù sư phụ không nói ra, chính sư phụ cũng không thể lần đầu tìm thấy lá hai cơ.

Có lúc chúng ta đi tìm đáp án, lại cho rằng chính mình sẽ không tìm ra, cuộc đời đâu có chuyện dễ dàng vừa tìm đã thấy đáp án? Chỉ lần lượt lật hết cái này đến cái khác mới có thể tìm thấy đáp án nằm bên dưới.

Hôm đó, ông chủ Dư như chợt bừng ngộ. Giới Sân cứ nhớ mãi khi rời khỏi quan trà Chiêu Phước, ông Tần hình như có vẻ không vui. Trên đường về chùa, Giới Ngạo chợt nói: Đúng rồi, thật ra ông chủ Dư gặp khó khăn là do ông chủ Chiêu Phước lấn ép. Ông chủ Chiêu Phước vốn muốn sư phụ Trí Duyên khuyên ông Dư bỏ nghề. Ai biết được, sư phụ Trí Duyên không những không khuyên ông bỏ nghề, mà còn khuyến khích động viên ông kiên nhẫn tiếp tục tìm những giải pháp hay hơn, hèn chi ông Tần có vẻ không vui!

Đi dưới trời xanh


 Sư phụ của chúng tôi nhận vài vị đệ tử tại gia, trong đó có vị gọi là Giới Yên (có nghĩa là cấm hút thuốc); pháp danh này là do người đó yêu cầu, lý do đơn giản là vị này muốn chính mình ngăn ngừa việc hút thuốc.

Họ tên chỉ là để phân biệt người này với người kia, cùng một tên gọi chưa chắc chỉ một người, tên gọi không giống

Ánh sáng trong sân chùa


   Chùa Thiên Minh chúng tôi tuy không phải là nơi có nhiều khách hành hương, song vẫn thường có người đến viếng và thắp hương.
   Có cô Phật tử họ Lý, một năm đến chùa mấy lần, thành khẩn khấn nguyện trước tượng Phật, còn cúng tiền hương đèn. Cô đến nhiều lần, riết thành quen thuộc. Sư phụ cũng tiếp chuyện với cô thân hơn các Phật tử khác. Cô Phật tử này thắp hương xong

Chìa tay ra là tình yêu quanh ta


Sáng sớm, sư phụ Trí Duyên bảo Giới Sân đem phong thư đến cho sư phụ chùa Bảo Quang. Giới Sân vừa gật đầu nhận lời, chợt Giới Trần chen vào: “Sư phụ, để con đi cho”. Sư phụ cười ra tiếng, ghẹo Giới Trần: “Con đi, chỉ sợ giữa đường có ông kẹ bắt chạy đi”. Giới Trần hớt ngang: “Vậy cho con đi với sư huynh Giới Sân”. À, thì ra chú ta muốn đi ra ngoài chơi. Sư phụ Trí Duyên thấy dáng chú tội nghiệp nên đồng ý.

Giới Trần vui vẻ chạy về phòng, lát sau chạy ra

Phong tục ăn thôi nôi


Tập tục ăn thôi nôi ở trấn Diểu đã có từ lâu đời. Cư dân của trấn Diểu mỗi gia đình chỉ có được một con, nên nghi thức ăn thôi nôi được họ tổ chức rất lớn. Lần nọ, một nữ thí chủ đến chùa Thiên Minh tổ chức nghi thức thôi nôi cho con trai. Khi trở về thị trấn, cô rất tự hào nói với mọi người rằng: chùa tổ chức lễ này rất linh nghiệm. Lời cô được truyền đi rất nhanh, các gia đình nghe được cũng muốn đến chùa làm lễ, sẵn tiện cầu an cho trẻ.

Thời gian đó, những em bé

Hạt giống mong muốn


   Từng có một nữ Phật tử đến hỏi sư phụ Trí Duyên rằng: bao nhiêu năm nay cô cứ chờ đợi một người, cô không ngừng vì người đó mà cho đi, nhưng anh ta không biết, hoặc giả đò không biết, vậy cô nên làm gì để cho người đó biết, lại nên làm gì để người ta đừng im lặng nữa?
   Sư phụ suy nghĩ một chút, nói với nữ thí chủ: “Ở đây ta có loại giống, cần người trồng nó có đầy đủ sự cố gắng, nếu như hoa có thể nở rộ, thì nguyện vọng của cô sẽ thực hiện được”.
   Cô Phật tử rất hưng phấn, hỏi sư phụ làm sao có được giống hoa đó?

Đếm cánh hoa tìm đáp án


   Nhớ năm ngoái, có vị thí chủ quen biết với sư phụ Trí Duyên, nhờ sư phụ mua một hàng điêu khắc bằng tre trúc, kết quả là khi mua về rồi mà không thấy vị đó đến. Đồ vật đó chế tác rất tinh tế, Giới Sân sợ bỏ bên ngoài bị người nào đó hay Giới Ngôn vô ý đụng vào hư hỏng nên đem bỏ vào kho chứa đồ lặt vặt sau chùa.
   Mấy bữa trước, vị chủ nhân của hàng điêu khắc tre đến chùa thắp hương, sư phụ Trí Duyên liền bảo Giới Sân đem cái đó ra đưa cho thí chủ.

   Giới Sân đến kho chứa đồ, lại phát hiện đồ đạc trong đó ngã la liệt, không cách nào một mình

Một cánh cửa khác


Lần nọ, một thí chủ còn trẻ đến chùa, dáng người không cao, lại hơi ốm, có vẻ dị tật, lúc đi quẹo qua quẹo lại; nhưng anh ta có biệt tài nói chuyện rất hay, thường bàn luận kinh điển với quý sư phụ trong chùa, thu hút cả Giới Sân và Giới Ngạo. Giới Sân nhịn không được lâu lâu nói chen vào vài câu, anh này liền chú ý và tìm vài vấn đề thảo luận với Giới Sân. Quan điểm của anh ta rất đặc biệt, mỗi câu nói đều rất hợp tình hợp lý. Giới Sân hỏi anh ta, có phải anh là cư sĩ tại gia không?

Anh ta lắc đầu, anh nói với tiểu,

Con ngỗng và cọng dây


Có thời gian, Giới Trần nội tâm trào dâng, chợt thích vẽ tranh. Lúc mới đầu, chỉ vẽ bằng bút màu trong chùa, vẽ nhiều nhất là cảnh vật, lư hương, mõ, chuông, cây cỏ…

Nhưng sở thích là một lẽ, thiên phú lại là lẽ khác. Giới Trần vẽ tính ra không giống lắm. Khách hành hương nhìn thấy Giới Trần bò trên đất vẽ nên tò mò hỏi, chú tiểu đang vẽ gì vậy? Giới Trần rất nhẫn nại giải thích cho họ nghe rằng hắn đang vẽ cảnh vật ở đâu đó, có khi khách cũng lịch sự khen vài câu, hắn liền vui không thể tả.

Bữa đó sinh nhật của Giới Trần,

Những cái kệ cũ


Hậu viện phía sau chùa Thiên Minh có một gian phòng chứa đồ cũ, những vật cũ ít dùng đều thường không đành lòng bỏ đi đều được cất vào trong đó. Cái mõ cũ hư, nghĩ hôm nào sẽ sửa lại dùng, nên cũng bỏ vào gian phòng; cái bàn hư hết một chân, lại nghĩ rằng trên đó có nhiều hồi ức, biết rõ là sau này sẽ không dùng được, cũng cứ bỏ vào gian nhà đó; khung hoa văn bị gãy làm hai, cũng nghĩ rằng nó đẹp, không có lý nào để giữ lại, cũng không lý nào bỏ đi, nên cũng bỏ vào đó. Đồ đạc càng lúc càng nhiêu, có khi muốn dùng lại vật cũ, cũng không dễ vào lấy ra, nhưng bỏ đi thì không đành.

Sợ thời tiết mùa mưa làm ẩm ướt đồ đạc cũ, nên chúng tôi quyết định

Nhân và quả


Có rất nhiều khách hành hương khi đến chùa Thiên Minh thường dẫn con cái của họ theo. Khi lạy Phật, họ cũng kéo các em quỳ lạy với họ. Còn nhớ lần nọ, một cô thí chú đến chùa, bồng theo đứa con nhỏ. Cô này nhìn tượng Phật rất chăm chú, trước mỗi tượng Phật đều dừng lại rất lâu, xem hàng chữ nhỏ chú thích dưới mỗi pho tượng một cách kỹ lưỡng. Sau khi thắp nhang xong, cô dẫn con trai đi vòng chùa, đi mệt, liền ngồi xuống thềm gạch trước chùa nghỉ ngơi. Con trai cô chợt muốn tìm chỗ tiểu tiện. Phòng vệ sinh của chùa đều được xây ở bên ngoài, có ghi bảng hướng dẫn rõ ràng, nhưng cô này

Xem nhiều nhất