Người hành thiền thuần thục thấy mọi sự, mọi vật đều sinh diệt không ngừng, chẳng có gì thường tồn, bất biến. Họ quán sát theo dõi mọi khía cạnh, mọi chiều hướng của sự vật, và thấy rằng chẳng có gì bền vững cả. Trong mọi tư thế đi, đứng, nằm, ngồi họ đều thấy như vậy. Chỗ nào họ nhìn đến cũng chỉ thấy khổ đau, hủy hoại mà thôi. Họ thấy thân và tâm giống như một hòn sắt nóng đỏ. Trên hòn sắt còn đang nóng đỏ, bạn có thể tìm được điểm nguội nào để sờ tay vào chăng? Năm uẩn cũng vậy, nắm chỗ nào cũng bị phỏng cả. Bởi thế, không nên dính mắc, dù đó là sự an tịnh hay định tâm đinữa. Cũng không nên nói rằng sự bình an tĩnh lặng là của tôi, hay chính là tôi. Có ý nghĩ "tôi" hay "của tôi", sẽ phát sinh ảo tưởng đau thương về tự ngã. Đó là thế giới của tham ái và si mê, một hòn sắt nóng đỏ khác.
Trong lúc thực hành, chúng ta thường có khuynh hướng nắm giữ. Coi những
kinh nghiệm đạt được là của ta, tôi.
Nếu bạn nghĩ tôi an tịnh, tôi dao động, tôi
tốt, hay tôi xấu, tôi hạnh phúc, hay tôi đau khổ, thì sự dính mắc
này là nguyên nhân của sinh thành và hiện hữu. Khi hạnh phúc chấm dứt,
đau khổ xuất hiện. Khi đau khổ chấm dứt, hạnh
phúc xuất hiện. Bạn sẽ thấy chính mình không ngừng phân vân giữa
thiên đường và
địa ngục. Đức Phật thấy rõ
điều kiện của tâm là vậy, và Ngài hiểu
rõ đó là nguyên nhân sinh thành và
hiện hữu. Tâm ở trong điều kiện đó, nên
sự giải thoát không hoàn thành được. Ngài
bèn lấy những kinh nghiệm đó và quán
xét chân tướng của chúng. Do có nắm giữ nên có sanh và tử, trở nên hân
hoan là sanh, trở nên thối chí là tử, có chết nên có sống, sinh và tử từ
thời điểm này kéo sang thời
điểm kia, kế tục nhau không dứt, như một
guồng bánh xe kéo chỉ, quay không ngừng.