Lý thuyết về giáo pháp chẳng khác nào một cuốn sách viết về các loại cây thuốc, và việc thực hành giáo pháp chẳng khác nào đi tìm các cây thuốc này. Nghiên cứu sách vở giúp ta biết được các loại cây thuốc, nhưng chúng ta chưa nhìn tận mắt các cây thuốc. Chúng ta chỉ được xem những hình vẽ sơ sài và tên gọi. Nhưng khi đã có được cuốn sách thuốc và đã học hỏi nghiên cứu, ta có thể dễ dàng đi tìm các cây thuốc. Sau khi tìm tòi nhiều lần, chúng ta có thể nhận dạng các cây thuốc một cách dễ dàng. Bằng cách này ta đã sử dụng cuốn sách một cách hữu ích. Sở dĩ chúng ta có thể nhận ra nhiều loại cây thuốc vì chúng ta đã nghiên cứu sách thuốc trước. Sách thuốc là thầy của chúng ta. Cũng vậy, phần lý thuyết về giáo pháp có lợi ích và giá trị như thế. Vì vậy, nếu chỉ hoàn toàn y cứ vào việc hành thiền mà không để thì giờ học hỏi thì chẳng khác nào đi tìm cây thuốc mà không học hỏi nghiên cứu trước. Chẳng biết gì về vật mà ta muốn tìm thì làm sao mà tìm được vật ấy. Nhưng chỉ học hỏi nghiên cứu sách thuốc, mà không đi tìm thuốc, không nhận diện được mặt thuốc, thì cũng chẳng đem lại lợi ích gì. Bởi vậy, cả lý thuyết lẫn thực hành đều quan trọng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Xem nhiều nhất
-
Kinh Pháp Cú có hình vẽ (The Illustrated Dhammapada), Treasury of Truth (Kho-Báu của Sự-Thật) Đức PHẬT thuyết Việt dịch: Hòa Th...
-
Nhớ năm ngoái, có vị thí chủ quen biết với sư phụ Trí Duyên, nhờ sư phụ mua một hàng điêu khắc bằng tre trúc, kết quả là khi mua về...
-
Nếu đời sống thế tục thuận lợi cho việc hành thiền thì Đức Phật đâu có khuyến khích chúng ta đi tu làm gì. Thân và tâm chúng ta như n...
-
Cũng là 1 dịp may khi chúng tôi tới chùa Bửu Thắng ở Buôn Hồ Đắk-Lắk để thay đổi môi trường tu tập. Qua 1 vài lần trao đổi, ban tổ chức ...
-
Người ta chỉ nghĩ đến niềm vui khi làm chủ một vật gì mà chẳng hề nghĩ đến những cái rắc rối kèm theo. Khi còn là một sadi tôi thườn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét