Phải quán sát thân trong thân, những gì xảy ra trong thân hãy nhìn kỷ nó. Nếu chỉ nhìn bên ngoài sẽ không thấy rõ. Ta thấy tóc, lông, móng, răng, da, v.v... Chúng chỉ là những cái đẹp mê hoặc ta. Bởi thế, Đức Phật dạy ta hãy quán sát bên trong, niệm thân trong thân. Những gì trong thân, hãy thận trọng xem xét. Khi quán sát kỷ càng ta sẽ thấy nhiều điều làm ta ngạc nhiên. Bởi vì, mặc dầu chúng ở bên trong ta, nhưng ta chẳng bao giờ nhìn thấy. Mỗi khi đi đâu ta mang chúng theo nhưng ta chẳng hiểu tí gì về chúng. Như trường hợp ta ra tiệm mua một cái ghế bằng gỗ, thấy một cái ghế có nước sơn bóng loáng đẹp đẽ, ta mua về dùng, nhưng chỉ một thời gian ngắn, chiếc ghế hư gãy vì loại gỗ dùng làm chiếc ghế không tốt. Như vậy, ta chỉ nhìn bề ngoài chiếc ghế mà không để tâm đến chất gỗ bên trong.
Cơ thể ta cũng vậy, nếu chỉ nhìn cái vỏ bề ngoài ta sẽ bảo nó hoàn mỹ, nó đẹp đẽ tức là chúng ta quên mất vô thường, khổ và vô ngã. Nếu nhìn vào bên trong ta sẽ thấy nó thật dơ bẩn, xấu xa, chẳng có gì đẹp đẽ. Nếu nhìn với cái nhìn chân thực, nhìn theo chân đế, nhìn vào nguyên chất, đất, nước, gió, lửa của thân thể này mà không phết một lớp sơn mới mẻ bên ngoài thì ta sẽ thấy nó thật là dơ dáy, không có gì đáng để ưa thích thì tâm nhờm chán phát sinh. Cảm giác nhờm chán không phải là tâm chán ghét thế gian, vì không phát xuất từ lòng sân hận. Nó chỉ giản dị là tâm đã được trong sạch, một tâm xả bỏ. Ta thấy rằng tất cả sự vật đều không có bản chất, không thể trông cậy và nương tựa vào được, dầu cho ta có muốn chúng, có yêu thương chúng đến đâu đi nữa chúng cũng chẳng thèm để ý đến ta. Chúng chỉ đi theo đường lối riêng của chúng mà thôi. Sự vật vốn bất ổn, vốn không đẹp. Không ai có thể thay đổi bản chất bất ổn cố và không đẹp đẽ này của chúng. Bởi thế Đức Phật dạy rằng khi ta cảm nhận hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và đối tượng tâm ý thì hãy xả bỏ ngay, dầu cho đó là cảm giác hạnh phúc hay đau khổ, chúng cũng đều giống nhau. Hãy xả bỏ, hãy để chúng ra đi.
Cơ thể ta cũng vậy, nếu chỉ nhìn cái vỏ bề ngoài ta sẽ bảo nó hoàn mỹ, nó đẹp đẽ tức là chúng ta quên mất vô thường, khổ và vô ngã. Nếu nhìn vào bên trong ta sẽ thấy nó thật dơ bẩn, xấu xa, chẳng có gì đẹp đẽ. Nếu nhìn với cái nhìn chân thực, nhìn theo chân đế, nhìn vào nguyên chất, đất, nước, gió, lửa của thân thể này mà không phết một lớp sơn mới mẻ bên ngoài thì ta sẽ thấy nó thật là dơ dáy, không có gì đáng để ưa thích thì tâm nhờm chán phát sinh. Cảm giác nhờm chán không phải là tâm chán ghét thế gian, vì không phát xuất từ lòng sân hận. Nó chỉ giản dị là tâm đã được trong sạch, một tâm xả bỏ. Ta thấy rằng tất cả sự vật đều không có bản chất, không thể trông cậy và nương tựa vào được, dầu cho ta có muốn chúng, có yêu thương chúng đến đâu đi nữa chúng cũng chẳng thèm để ý đến ta. Chúng chỉ đi theo đường lối riêng của chúng mà thôi. Sự vật vốn bất ổn, vốn không đẹp. Không ai có thể thay đổi bản chất bất ổn cố và không đẹp đẽ này của chúng. Bởi thế Đức Phật dạy rằng khi ta cảm nhận hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và đối tượng tâm ý thì hãy xả bỏ ngay, dầu cho đó là cảm giác hạnh phúc hay đau khổ, chúng cũng đều giống nhau. Hãy xả bỏ, hãy để chúng ra đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét