Nước Sơn
Phải quán sát thân trong thân, những gì xảy ra trong thân hãy nhìn kỷ nó. Nếu chỉ nhìn bên ngoài sẽ không thấy rõ. Ta thấy tóc, lông, móng, răng, da, v.v... Chúng chỉ là những cái đẹp mê hoặc ta. Bởi thế, Đức Phật dạy ta hãy quán sát bên trong, niệm thân trong thân. Những gì trong thân, hãy thận trọng xem xét. Khi quán sát kỷ càng ta sẽ thấy nhiều điều làm ta ngạc nhiên. Bởi vì, mặc dầu chúng ở bên trong ta, nhưng ta chẳng bao giờ nhìn thấy. Mỗi khi đi đâu ta mang chúng theo nhưng ta chẳng hiểu tí gì về chúng. Như trường hợp ta ra tiệm mua một cái ghế bằng gỗ, thấy một cái ghế có nước sơn bóng loáng đẹp đẽ, ta mua về dùng, nhưng chỉ một thời gian ngắn, chiếc ghế hư gãy vì loại gỗ dùng làm chiếc ghế không tốt. Như vậy, ta chỉ nhìn bề ngoài chiếc ghế mà không để tâm đến chất gỗ bên trong.
Cơ thể ta cũng vậy, nếu chỉ nhìn cái vỏ bề ngoài ta sẽ bảo nó hoàn mỹ, nó đẹp đẽ tức là chúng ta quên mất vô thường, khổ và vô ngã. Nếu nhìn vào bên trong ta sẽ thấy nó thật dơ bẩn, xấu xa, chẳng có gì đẹp đẽ. Nếu nhìn với cái nhìn chân thực, nhìn theo chân đế, nhìn vào nguyên chất, đất, nước, gió, lửa của thân thể này mà không phết một lớp sơn mới mẻ bên ngoài thì ta sẽ thấy nó thật là dơ dáy, không có gì đáng để ưa thích thì tâm nhờm chán phát sinh. Cảm giác nhờm chán không phải là tâm chán ghét thế gian, vì không phát xuất từ lòng sân hận. Nó chỉ giản dị là tâm đã được trong sạch, một tâm xả bỏ. Ta thấy rằng tất cả sự vật đều không có bản chất, không thể trông cậy và nương tựa vào được, dầu cho ta có muốn chúng, có yêu thương chúng đến đâu đi nữa chúng cũng chẳng thèm để ý đến ta. Chúng chỉ đi theo đường lối riêng của chúng mà thôi. Sự vật vốn bất ổn, vốn không đẹp. Không ai có thể thay đổi bản chất bất ổn cố và không đẹp đẽ này của chúng. Bởi thế Đức Phật dạy rằng khi ta cảm nhận hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và đối tượng tâm ý thì hãy xả bỏ ngay, dầu cho đó là cảm giác hạnh phúc hay đau khổ, chúng cũng đều giống nhau. Hãy xả bỏ, hãy để chúng ra đi.
Cơ thể ta cũng vậy, nếu chỉ nhìn cái vỏ bề ngoài ta sẽ bảo nó hoàn mỹ, nó đẹp đẽ tức là chúng ta quên mất vô thường, khổ và vô ngã. Nếu nhìn vào bên trong ta sẽ thấy nó thật dơ bẩn, xấu xa, chẳng có gì đẹp đẽ. Nếu nhìn với cái nhìn chân thực, nhìn theo chân đế, nhìn vào nguyên chất, đất, nước, gió, lửa của thân thể này mà không phết một lớp sơn mới mẻ bên ngoài thì ta sẽ thấy nó thật là dơ dáy, không có gì đáng để ưa thích thì tâm nhờm chán phát sinh. Cảm giác nhờm chán không phải là tâm chán ghét thế gian, vì không phát xuất từ lòng sân hận. Nó chỉ giản dị là tâm đã được trong sạch, một tâm xả bỏ. Ta thấy rằng tất cả sự vật đều không có bản chất, không thể trông cậy và nương tựa vào được, dầu cho ta có muốn chúng, có yêu thương chúng đến đâu đi nữa chúng cũng chẳng thèm để ý đến ta. Chúng chỉ đi theo đường lối riêng của chúng mà thôi. Sự vật vốn bất ổn, vốn không đẹp. Không ai có thể thay đổi bản chất bất ổn cố và không đẹp đẽ này của chúng. Bởi thế Đức Phật dạy rằng khi ta cảm nhận hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và đối tượng tâm ý thì hãy xả bỏ ngay, dầu cho đó là cảm giác hạnh phúc hay đau khổ, chúng cũng đều giống nhau. Hãy xả bỏ, hãy để chúng ra đi.
Bàn Tay
Người nghiên cứu Phật pháp qua lý thuyết và người hành thiền thường hiểu lầm nhau. Thông thường người nghiêng về lý thuyết thì nói rằng những nhà sư chỉ hành thiền mà thôi thì họ sẽ theo ý kiến riêng của họ, họ không có căn bản giáo pháp. Thực ra thì lý thuyết và thực hành cũng đều giống nhau. Có thể ví như hai mặt trong và ngoài của bàn tay. Nếu lật ngửa bàn tay lên thì lưng bàn tay dường như biến mất, lật úp xuống thì lòng bàn tay dường như biến mất. Thật ra tùy theo cách nhìn của chúng ta mà một mặt của bàn tay bị che khuất đi thôi.
Chúng ta nên nhớ đến điều này khi hành thiền. Nếu khi thực hành mà nghĩ rằng sự thực hành của chúng biến mất thì chúng ta sẽ bỏ thực hành và chuyển qua lý thuyết để được kết quả. Tuy nhiên, dầu bạn có nghiên cứu giáo pháp bao nhiêu đi nữa mà không chịu thực hành, bạn sẽ không bao giờ hiểu đúng theo chân lý. Nếu hiểu rõ bản chất thật sự của giáo pháp, chúng ta bắt đầu xả bỏ. Đó là loại bỏ chấp giữ, không còn dính mắc vào chuyện gì nữa hoặc nếu còn dính mắc thì sự dính mắc cũng giảm thiểu dần.
Chúng ta nên nhớ đến điều này khi hành thiền. Nếu khi thực hành mà nghĩ rằng sự thực hành của chúng biến mất thì chúng ta sẽ bỏ thực hành và chuyển qua lý thuyết để được kết quả. Tuy nhiên, dầu bạn có nghiên cứu giáo pháp bao nhiêu đi nữa mà không chịu thực hành, bạn sẽ không bao giờ hiểu đúng theo chân lý. Nếu hiểu rõ bản chất thật sự của giáo pháp, chúng ta bắt đầu xả bỏ. Đó là loại bỏ chấp giữ, không còn dính mắc vào chuyện gì nữa hoặc nếu còn dính mắc thì sự dính mắc cũng giảm thiểu dần.
Cái Hố
Có lúc dường như những lời chỉ dẫn của tôi đối với một số các bạn có vẻ mâu thuẫn, nhưng lối dạy của tôi rất giản dị. Giống như trường hợp tôi thấy một người đang đi trên con đường mà tôi quen thuộc. Tôi theo dõi và biết người ấy sắp rơi vào hố bên phải của con đường, tôi bèn gọi người ấy hãy đi sang phía trái. Cũng thế, khi thấy một người sắp rơi vào hố bên trái, tôi lại lớn tiếng nhắc họ đi sang phải. Đó là cách chỉ dẫn của tôi. Bất kỳ dính mắc vào cực đoan nào cũng phải buông bỏ chúng đi. Hãy đi sang phải, hãy đi sang trái, rồi trở về trung tâm, làm như thế sẽ đạt đến chân pháp.
Căn Nhà
Tôi coi tất cả các học trò tôi như con em. Tôi chỉ có lòng từ ái và tâm bi mẫn đối với họ. Nếu tôi có vẻ như làm cho bạn đau khổ thì đó là vì sự lợi ích và sự tốt đẹp của bạn. Tôi biết một số các bạn học hành rất giỏi và hiểu biết rộng rãi. Người ít học có ít sự hiểu biết thế gian thì có thể thực hành dễ dàng. Người có nhiều hiểu biết cũng giống như người có một căn nhà rộng rãi, muốn quét dọn sạch sẽ phải bỏ ra nhiều công phu, nhưng khi căn nhà đã được quét sạch sẽ, họ sẽ có một chỗ rộng rãi có thể làm được nhiều việc. Bởi thế phải kiên nhẫn. Kiên nhẫn và chịu đựng là điều trọng yếu trong việc thực hành của chúng ta.
Người Nội Trợ
Đừng có thái độ như người nội trợ rửa chén với khuôn mặt cau có. Cô ta muốn rửa chén sạch nhưng không biết rằng tâm mình đang dơ. Bạn có từng thấy như vậy chưa? Cô ta chỉ thấy chén bát trước mắt, nhưng cô không thấy chính mình. Tôi đã nói với một số các bạn đã từng trải qua tâm trạng này rằng: đó là nơi mà họ cần phải chiêm nghiệm. Người ta chỉ để ý đến sự rửa chén cho sạch sẽ nhưng lại để cho tâm bợn nhơ. Điều này không tốt đẹp chút nào, bởi vì như vậy là đã quên mình.
Con Chó Chóc
Một lần nọ Đức Phật và các học trò thấy một con chó chóc, đó là một loại chó sống trong rừng. Con chó chạy ra khỏi rừng, nơi cư ngụ của nó. Nó đứng một lát lại chạy vào bụi rậm. Sau đó lại chạy ra, rồi lại chạy vào một bộng cây. Sau đó lại chạy ra khỏi bộng cây, đứng một lát, chó lại chạy, rồi lạinằm, nằm một lát, nó lạinhảy đi. Thì ra con chó chóc này bị lác. Lác làm nó ngứa ngáy khó chịu, bởi thế nó chạy cho đỡ ngứa, nhưng rồi vẫn không hết ngứa nó bèn đứng lại. Vẫn cảm thấy khó chịu, nó bèn nằm xuống, rồi lại nhảy vào bụi rậm, vào bộng cây. Chẳng bao giờ nó chịu ngừng nghỉ. Đức Phật thấy thế dạy các đệ tử rằng: Này các thầy tỳ khưu, các thầy có thấy con chó chóc lúc chiều không? Lúc đứng, nó đau khổ; lúc chạy, nó đau khổ; lúc ngồi, nó đau khổ; lúc nằm, nó đau khổ. Nó than trách: đứng làm nó khổ, ngồi làm nó khổ... nó than trách chạy, nó than trách nằm, nó than trách bộng cây, nó than trách bụi rậm.
Thật ra không phải những điều trên làm nó bất an. Cái làm cho nó bất an chính là bệnh lác. Chúng ta chẳng khác nào một con chó chóc. Sự bất mãn, sự không hài lòng của chúng ta phát sinh từ tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm của chúng ta. Bởi vì không thực hành pháp thu thúc lục căn nên ta than trách sự đau khổ bên ngoài. Dầu sống ở Thái Lan, ở Mỹ hay ở Anh quốc, chúng ta đều không hài lòng. Tại sao không hài lòng? Bởi vì chúng ta có sự hiểu biết sai lầm. Chỉ có vậy thôi. Thế nên, bất kỳ đi đến đâu ta cũng không hài lòng. Khi con chó chóc lành bệnh lác thì đi đâu nó cũng thoải mái, cũng hài lòng. Cũng vậy, khi không còn tà kiến, không còn hiểu biết sai lầm, thì đi bất kỳ nơi đâu, ta cũng cảm thấy thoải mái, cũng thấy hài lòng.
Thật ra không phải những điều trên làm nó bất an. Cái làm cho nó bất an chính là bệnh lác. Chúng ta chẳng khác nào một con chó chóc. Sự bất mãn, sự không hài lòng của chúng ta phát sinh từ tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm của chúng ta. Bởi vì không thực hành pháp thu thúc lục căn nên ta than trách sự đau khổ bên ngoài. Dầu sống ở Thái Lan, ở Mỹ hay ở Anh quốc, chúng ta đều không hài lòng. Tại sao không hài lòng? Bởi vì chúng ta có sự hiểu biết sai lầm. Chỉ có vậy thôi. Thế nên, bất kỳ đi đến đâu ta cũng không hài lòng. Khi con chó chóc lành bệnh lác thì đi đâu nó cũng thoải mái, cũng hài lòng. Cũng vậy, khi không còn tà kiến, không còn hiểu biết sai lầm, thì đi bất kỳ nơi đâu, ta cũng cảm thấy thoải mái, cũng thấy hài lòng.
Con Dao Tây
Hãy nhìn con dao tây. Mỗi con dao có mũi dao, lưỡi dao và sống dao. Bạn có thể chỉ cầm một mình lưỡi dao lên không? Bạn có thể chỉ cầm một mình sống dao hay cán dao lên không? Lưỡi dao, cán dao, sống dao đều là một phần của con dao tây và dính liền nhau không thể tách rời ra được. Khi cầm dao lên thì bạn cầm mọi bộ phận của nó. Cũng vậy, nếu bạn cầm cái tốt lên thì đồng thời bạn cũng cầm cái xấu lên. Người ta thường tìm kiếm điều tốt mà loại bỏ điều xấu. Nhưng họ không biết rằng chẳng có gì không tốt hay không xấu cả. Nếu bạn không học tập điều này thì bạn sẽ không có sự hiểu biết thật sự. Nếu bạn cầm cái tốt lên thì cái xấu cũng dính liền theo. Nếu bạn cầm hạnh phúc thì đau khổ cũng đeo theo. Hãy huấn luyện tâm cho đến khi nó vượt lên trên cả tốt và xấu. Đó là lúc việc tu hành hoàn tất.
Lá Cây
Giả sử chúng ta đang ngồi trong một khu rừng yên tĩnh. Ở đây, nếu không có gió thì lá cây đứng yên, khi gió nổi lên thì lá rơi lả tả và quay cuồng theo gió. Tâm ta cũng giống như những chiếc lá này, khi nó tiếp xúc với pháp trần thì cũng tùy theo pháp trần mà quay cuồng vũ lộng. Bởi vì chúng ta hiểu biết giáo pháp quá ít nên tâm bị pháp trần lôi cuốn không ngừng. Lúc có cảm giác vui vẻ hạnh phúc thì bị cảm giác vui vẻ lôi cuốn, khi có cảm giác buồn rầu đau khổ thì bị cảm giác buồn rầu đau khổ nhận chìm. Tâm không ngừng quay cuồng hỗn loạn.
Bờ Sông
Một bên là yêu thương và bên kia là ghét bỏ, hoặc bờ này là hạnh phúc và bờ bên kia là không hạnh phúc. Theo trung đạo thì yêu, ghét, hạnh phúc, đau khổ, chỉ là những cảm giác thuần túy. Một khi đạt được sự hiểu biết này, tâm sẽ không còn dễ bị lôi cuốn, không còn bị dính mắc vào các cảm giác đó nữa. Đấy là sự thực hành để hiểu rõ tâm không nuôi dưỡng bất kỳ cảm giác nào cũng không chấp giữ, dính mắc vào chúng, được như thế, tâm sẽ tự do trôi xuôi theo dòng nước, không gặp một chút chướng ngại nào, cuối cùng trôi vào đại dương Niết bàn.
Con Dòi
Khi bạn có chánh kiến, có sự hiểu biết đúng đắn thì an vui hạnh phúc sẽ đến. Nếu có sự hiểu biết đúng đắn thì bất kỳ sống ở nơi nào, bạn cũng cảm thấy hài lòng. Nhưng phần lớn chúng ta không có chánh kiến, không có sự hiểu biết đúng đắn. Người thiếu chánh kiến chẳng khác nào con dòi sống trong đống phân. Con dòi sống trong phân, lấy phân làm thực phẩm, phân là chỗ cư trú lý tưởng nhất. Nếu lấy cây khươi một con dòi ra khỏi đống phân, nó sẽ ngọ ngoạy và cố gắng trở về lại với đống phân.
Chúng ta cũng thế, thầy giáo dạy chúng ta hãy nhìn một cách đúng đắn nhưng chúng ta cảm thấy không hài lòng, chúng ta chỉ làm theo lời thầy trong chốc lát rồi lại vội vã trở về với thói quen cố hữu và quan kiến riêng của mình. Bởi vì chúng ta cảm thấy rằng chỉ có những thói quen và quan kiến này mới đem lại an vui hạnh phúc cho chúng ta. Nếu không nhìn thấy những hậu quả tai hại của tà kiến thì chúng ta không thể nào rời bỏ những quan kiến sai lầm này được.
Việc hành thiền thật khó khăn, bởi thế chúng ta cần phải lắng nghe lời dạy của thầy, loại bỏ sự hiểu biết sai lầm, loại bỏ sự chấp giữ quan kiến. Đó là những điều thiết yếu của chúng ta trong việc thực hành. Nếu có chánh kiến thì bất cứ đi đến nơi nào chúng ta cũng có an vui hạnh phúc.
Chúng ta cũng thế, thầy giáo dạy chúng ta hãy nhìn một cách đúng đắn nhưng chúng ta cảm thấy không hài lòng, chúng ta chỉ làm theo lời thầy trong chốc lát rồi lại vội vã trở về với thói quen cố hữu và quan kiến riêng của mình. Bởi vì chúng ta cảm thấy rằng chỉ có những thói quen và quan kiến này mới đem lại an vui hạnh phúc cho chúng ta. Nếu không nhìn thấy những hậu quả tai hại của tà kiến thì chúng ta không thể nào rời bỏ những quan kiến sai lầm này được.
Việc hành thiền thật khó khăn, bởi thế chúng ta cần phải lắng nghe lời dạy của thầy, loại bỏ sự hiểu biết sai lầm, loại bỏ sự chấp giữ quan kiến. Đó là những điều thiết yếu của chúng ta trong việc thực hành. Nếu có chánh kiến thì bất cứ đi đến nơi nào chúng ta cũng có an vui hạnh phúc.
Thuốc và trái cây
Nhiều người cảm thấy nóng nảy và khó chịu khi thấy người khác không hành thiền. Không nên làm thế. Hãy khuyến khích họ, hãy tiếp tục quan sát họ, đừng nói điều gì chống đối họ. Họ sẽ đến với giáo pháp khi những yếu tố trí tuệ nơi họ chín muồi. Cũng giống như trường hợp bán thuốc trị bệnh. Ta quảng cáo thuốc của chúng ta, ai đau đầu hay đau bụng hãy đến mua, người nào không thích thuốc của ta thì hãy cứ để họ tự nhiên. Họ như những trái còn xanh, không thể thúc ép cho chín mau được. Hãy để họ như vậy, hãy để cho họ tự trưởng thành, già và chín muồi một cách tự nhiên. Nếu bạn biết suy tư như thế, tâm bạn sẽ bình an. Bởi vậy không cần phải thúc ép ai cả, chỉ cần quảng cáo thuốc là đủ. Người nào bị bệnh sẽ tự động đến mua.
Thương Gia
An bình tĩnh lặng sẽ đến khi bạn làm mọi công việc trên đời với tất cả thân và tâm của mình, nghĩa là làm với ý thức sáng suốt và chánh niệm. Khi đã thấy biết một cách rõ ràng, thì bạn sẽ làm việc một cách tự nhiên chẳng cần phải chịu đựng hay thúc ép mình nữa. Bất cứ việc gì chưa được làm trọn vẹn đều khiến bạn cảm thấy không hài lòng. Những điều này sẽ theo bạn và làm khổ bạn dầu bạn đi đến bất cứ nơi nào. Bạn muốn hoàn tất mọi chuyện nhưng đó là điều không tưởng. Không thể nào hoàn tất mọi chuyện được.
Hãy lấy trường hợp của các nhà buôn. Họ nói: "Bạch Sư, khi nào con trả xong nợ, mọi việc được thu xếp ổn thỏa con sẽ trở thành một nhà sư." Họ nói như vậy, nhưng đến khi nào họ mới trả hết nợ và thu xếp xong công việc của mình? Chẳng khi nào họ xong được. Họ dùng nợ mới để trả nợ cũ, vừa thanh toán xong món nợ này, họ đã vay món nợ khác. Người nhà buôn nghĩ rằng khi họ hết nợ, họ sẽ an vui hạnh phúc, nhưng không khi nào có thể trả hết nợ. Đó là đường lối mà thế gian làm cho chúng ta điên cuồng rối loạn. Chúng ta cứ chạy loanh quanh như vậy mãi, chẳng hề thấy được hoàn cảnh đáng thương của mình.
Tảng Đá

Khi đã bỏ tảng đá xuống, bỗng nhiên ta cảm thấy lợi ích của sự vất bỏ tảng đá. Ngay tức khắc, ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, và ta tự hiểu được sức nặng lớn lao mà ta đã nhận chịu khi khiêng tảng đá. Trước khi vất bỏ tảng đá, chúng ta không biết đến lợi ích của sự xả bỏ. Về sau chúng ta có thể lặp lại việc khiêng tảng đá một lần nữa, nhưng bấy giờ chúng ta đã hiểu được hậu quả của việc mang gánh nặng. Bởi thế, chúng ta có thể dễ dàng vất bỏ nó đi. Sự hiểu biết rằng mang gánh nặng là vô ích và xả bỏ đem lại sự nhẹ nhàng, thoải mái là một ví dụ điển hình về sự tự hiểu chính mình. Tính tự tôn tự đại của chúng ta, sự dính mắc lệ thuộc vào tự ngã của chúng ta, chẳng khác nào tảng đá nặng. Ta không muốn vất bỏ tự ngã, vì sợ rằng sau khi vất bỏ thì chẳng còn gì cả, nhưng cuối cùng khi ta có thể vất bỏ tự ngã thì ta sẽ tự mình ý thức được niềm an lạc thanh thản của sự không dính mắc.
Con Dao Bén
Khi nói tâm tĩnh lặng, ta muốn nói rằng tâm đứng yên, không phóng đi đây đi đó. Cũng như khi có con dao bén, nếu ta không biết giữ gìn dao, gặp thứ gì cũng cắt, như dùng dao để cắt gạch, cắt đá, cắt kiếng v.v... thì dao sẽ chóng lụt. Chúng ta chỉ nên dùng dao để cắt các vật hữu dụng thôi. Tâm chúng ta cũng vậy, nếu để tâm lang bạt theo tư tưởng và cảm giác vô dụng hay vô giá trị thì tâm sẽ trở nên yếu kém, vì nó chẳng có cơ hội để nghỉ ngơi. Nếu tâm không đủ năng lực thì trí tuệ sẽ không phát sinh, bởi vì tâm thiếu năng lực là tâm không có định lực.
Rắn
Con người luôn luôn tìm cầu hạnh phúc và ghét đau khổ, nhưng hạnh phúc là một hình thức vi tế của khổ đau. Chúng ta có thể so sánh hạnh phúc và khổ đau với một con rắn. Đầu rắn là đau khổ, đuôi rắn là hạnh phúc. Đầu rắn rất nguy hiểm vì có răng độc. Nếu đụng vào đầu rắn, rắn sẽ cắn ngay. Nhưng nói chi đến đầu, bạn chỉ cần sờ vào đuôi rắn, rắn cũng quay đầu lại cắn bạn liền; bởi vì cả đầu lẫn đuôi đều thuộc về một con rắn. Cũng thế,
Nước Chảy Đứng yên
Bạn đã từng thấy nước lưu chuyển chưa? Bạn đã từng thấy nước lặng yên chưa? Nếu tâm bạn bình an tĩnh lặng thì chẳng khác nào sự đứng yên của dòng nước lưu chuyển. Bạn đã bao giờ thấy sự tĩnh lặng của dòng nước đang lưu chuyển chưa? Bạn chỉ thấy hoặc là nước lưu chuyển, hoặc là nước đứng yên, chứ chưa thấy sự đứng yên của nước lưu chuyển phải không? Khi tâm bạn bình yên tĩnh lặng, bạn có thể khai triển trí tuệ. Lúc ấy, tâm bạn cũng giống như dòng nước lưu chuyển đứng yên, hầu như nó tĩnh lặng nhưng nó đang lưu chuyển. Bởi thế, tôi gọi nó là "tịnh chỉ lưu thủy" nghĩa là nước chảy nhưng đứng yên tĩnh lặng. Trí tuệ phát sinh tại đây.
Bài Học Từ Cây Cối
Chúng ta có thể học giáo pháp từ cây cối. Cây sinh ra có nguyên nhân và tăng trưởng theo tiến trình tự nhiên cho đến khi nở nụ, đơm hoa và kết trái. Ngay tại đây, cây giảng dạy giáo pháp cho chúng ta, nhưng chúng ta không hiểu. Chúng ta không đưa chúng vào trong để quán xét, vì thế chúng ta không hiểu cây đang dạy giáo pháp cho chúng ta. Khi trái xuất hiện, chúng ta chỉ biết ăn, mà không hề nhận thức rằng vị ngọt, chua là bản chất của trái cây, và đó là giáo pháp, là lời giảng dạy của trái cây. Tiếp đó lá vàng rồi rụng, chúng ta dẫm lên lá, quét lá, chỉ có thế thôi, mà chẳng tìm hiểu sâu xa. Bởi thế không biết được thiên nhiên đang dạy ta. Về sau đến lúc cây đâm chồi nẩy lộc, lá non xuất hiện, ta cũng chỉ đơn thuần nhìn qua. Đó không phải là chân lý được tìm thấy qua những phản tỉnh và suy tư bên trong. Nếu chúng ta biết đem tất cả vào trong và suy xét, chúng ta sẽ thấy sự sinh của cây và sự sinh của ta chẳng có gì khác biệt, cơ thể chúng ta được sinh ra và tồn tại, tùy thuộc vào điều kiện, tùy thuộc vào các yếu tố đất, nước, gió, lửa. Mỗi một bộ phận trong cơ thể của chúng ta biến đổi tùy theo bản chất của nó chẳng có gì khác biệt với cây cối. Thân, cành, hoa, lá, trái... tất cả đều biến đổi. Tóc, lông, móng, răng, da... tất cả đều biến đổi. Nếu chúng ta hiểu bản chất tự nhiên của sự vật, chúng ta sẽ hiểu chính mình.
Lúa
Người nghiên cứu học hỏi giáo pháp, mà không xuyên suốt được nghĩa lý thật sự của giáo pháp thì chẳng khác nào một con chó ngủ trên đống lúa. Khi nó đói, nó rời khỏi đụn lúa và chạy đi lang thang đây đó kiếm ăn. Mặc dầu sống ngay trên đống thức ăn, mà chó chẳng hề hay biết. Tại sao vậy? Bởi vì nó không thấy được hạt gạo bên trong. Nó không thể ăn lúa được. Thực phẩm nằm đó, nhưng chó không thể ăn được. Nó không hiểu lúa đây chính là gạo. Có thể lâu ngày chó không tìm được thức ăn và có thể chó sẽ chết trên đống thức ăn. Con người ta cũng vậy, dầu có nghiên cứu học hỏi giáo pháp nhiều đến đâu đi nữa, chúng ta cũng sẽ không thấy được giáo pháp nếu chúng ta không chịu thực hành. Vì không thấy giáo pháp nên không hiểu giáo pháp.
Gà Rừng
Bao lâu chân trí tuệ chưa hiện khởi thì chúng ta thấy các căn và các trần là những kẻ thù. Nhưng khi trí tuệ khởi sinh thì chúng ta không còn xem chúng là những kẻ thù nữa. Bấy giờ chúng là cửa ngỏ để chúng ta có được sự hiểu biết đúng đắn và sáng suốt.
Một ví dụ dễ hiểu là thái độ của đám gà rừng. Ta đều biết rằng chúng rất sợ loài người. Bởi sống trong rừng nên tôi biết cách dạy chúng và học hỏi từ chúng. Tôi bắt đầu rải lúa cho chúng ăn. Thoạt đầu vì sợ sệt nên chúng không dám đến gần. Dần dần chúng quen đi, và bắt đầu mong đợi được cho lúa ăn. Đầu tiên chúng tưởng rằng hạt lúa là kẻ thù nguy hiểm. Nhưng trong hạt lúa thì không có gì nguy hiểm. Chúng không biết lúa là thức ăn nên chúng sợ. Về sau, khi chúng thấy rằng không có gì phải sợ, chúng đến và ăn lúa một cách an lành. Đám gà rừng là thế đó.
Sống trong rừng ở đây thì chúng ta học một cách tương tự. Khi trước, ta tưởng rằng các căn là trở ngại, và bởi vì ta không biết sử dụng chúng đúng cách nên chúng tạo nhiều vấn đề cho ta. Qua các kinh nghiệm tu tập, ta biết nhận diện chúng theo Chánh pháp. Ta học cách sử dụng chúng, như là đám gà rừng học cách ăn lúa. Từ đó, chúng không còn chống đối ta, và các vấn đề sẽ biến mất.
Một ví dụ dễ hiểu là thái độ của đám gà rừng. Ta đều biết rằng chúng rất sợ loài người. Bởi sống trong rừng nên tôi biết cách dạy chúng và học hỏi từ chúng. Tôi bắt đầu rải lúa cho chúng ăn. Thoạt đầu vì sợ sệt nên chúng không dám đến gần. Dần dần chúng quen đi, và bắt đầu mong đợi được cho lúa ăn. Đầu tiên chúng tưởng rằng hạt lúa là kẻ thù nguy hiểm. Nhưng trong hạt lúa thì không có gì nguy hiểm. Chúng không biết lúa là thức ăn nên chúng sợ. Về sau, khi chúng thấy rằng không có gì phải sợ, chúng đến và ăn lúa một cách an lành. Đám gà rừng là thế đó.
Sống trong rừng ở đây thì chúng ta học một cách tương tự. Khi trước, ta tưởng rằng các căn là trở ngại, và bởi vì ta không biết sử dụng chúng đúng cách nên chúng tạo nhiều vấn đề cho ta. Qua các kinh nghiệm tu tập, ta biết nhận diện chúng theo Chánh pháp. Ta học cách sử dụng chúng, như là đám gà rừng học cách ăn lúa. Từ đó, chúng không còn chống đối ta, và các vấn đề sẽ biến mất.
Sân Đầy Các Loại Thú
Nhiều người nghĩ rằng, những người Tây phương đến học với Ngài Ajahn Chah sẽ gặp trở ngại về vấn đề ngôn ngữ, nhưng thực ra không phải vậy. Có người hỏi Ngài Ajahn Chah
- Làm sao Ngài có thể dạy được những người học trò Tây phương? Ngài có nói được tiếng Anh hay tiếng Pháp không? Ngài có nói được tiếng tiếng Đức không? Ngài Ajahn Chah trả lời: Không. Vậy làm thế nào ngài dạy cho họ? Ngài Ajahn Chah hỏi lại:
- Làm sao Ngài có thể dạy được những người học trò Tây phương? Ngài có nói được tiếng Anh hay tiếng Pháp không? Ngài có nói được tiếng tiếng Đức không? Ngài Ajahn Chah trả lời: Không. Vậy làm thế nào ngài dạy cho họ? Ngài Ajahn Chah hỏi lại:
Hàng Trăm Mọi Thứ
Người ta chỉ nghĩ đến niềm vui khi làm chủ một vật gì mà chẳng hề nghĩ đến những cái rắc rối kèm theo. Khi còn là một sadi tôi thường nói đến hạnh phúc của sự giàu sang, có hàng trăm tôi trai tớ gái, hàng trăm trâu bò và hàng trăm các thứ khác v.v... Người ta thường nghĩ như vậy đó. Nhưng bạn hãy tưởng tượng xem, phải chăm nom săn sóc cho một trăm con bò, một trăm con trâu, chưa kể đến hai trăm tôi trai tớ gái, sẽ khổ sở dường nào? Người ta chẳng hề nghĩ đến những điều khó khăn này. Họ chỉ nghĩ đến việc có nhiều của cải, trâu bò, tôi trai tớ gái mà thôi. Theo tôi thì năm chục con là quá nhiều rồi, chỉ một việc cột dây xỏ mũi cho chúng, cũng khiến bạn nhức đầu. Nhưng mấy ai nghĩ đến điều này? Họ chỉ muốn có càng nhiều của cải càng tốt.
Tổ Kiến
Khi ngồi thiền, ta muốn tâm an tịnh, nhưng tâm cứ vọng động. Ta không muốn suy nghĩ nhưng tâm cứ suy nghĩ. Chẳng khác nào người ngồi trên tổ kiến, kiến cắn muốn điên luôn. Tại sao vậy? Bởi vì khi tâm còn trong thế gian thì dầu cho có ngồi yên nhắm mắt, cũng chỉ thấy các chuyện thế gian. Vui thích, hân hoan, lo âu, sầu muộn, băn khoăn thắc mắc v.v... tất cả đều nổi lên, bởi vì ta chưa hiểu giáo pháp. Nếu tâm cứ như vậy thì không thể nào chịu đựng, không thể nào quán chiếu được các pháp của thế gian. Khi tâm ở trong thế tục là ta đang ngồi trên tổ kiến. Vì ngồi ngay trên tổ kiến lửa thì kiến phải cắn thôi. Vậy phải làm sao đây? Chỉ có cách rời xa tổ kiến thôi.
Quả Táo
Bạn có thể bắt đầu loại bỏ tính ích kỷ bằng sự bố thí. Người ích kỷ tự cảm thấy không hài lòng với chính mình. Nhưng nhiều người rất ích kỷ mà chẳng biết đến hậu quả của sự không rộng lượng này. Bạn có thể kinh nghiệm được điều này nhất là khi bạn đang đói. Nếu bạn có hai quả táo và gặp lúc phải chia xẻ với một người khác, một người bạn chẳng hạn, bạn sẽ phân vân. Chắc chắn là bạn có ý muốn cho rồi đó, nhưng bạn chỉ muốn cho trái nhỏ hơn thôi. Nếu cho trái lớn thì tiếc quá. Muốn suy nghĩ đúng thật là khó vậy. Miệng nói hãy lấy trái táo đi, nhưng bụng nói thầm: "Nhưng mà lấy trái nhỏ thôi nhé", hoặc bạn gọi người bạn đến gần, và nói: "Này cầm lấy trái táo", và đưa trái táo nhỏ cho bạn mình. Đó là một hình thức ích kỷ, mà ít ai để ý đến. Bạn có bao giờ thấy điều này không? Khi cho ra vật gì, bạn phải làm ngược lại bản tính ích kỷ của mình. Dù trong bụng muốn cho trái nhỏ, nhưng phải tự thắng mình để cho trái lớn. Và dĩ nhiên sau khi đã cho, bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Muốn tập cho tâm thắng bản tính ích kỷ đã tồn tại từ lâu đời theo lối này, cần phải tự chế, tự thắng mình, tự đào luyện tâm mình. Bạn phải biết cho ra, phải biết xả bỏ và đừng nuôi dưỡng tâm ích kỷ. Đó là cách tốt đẹp và đúng đắn để tự thắng mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Xem nhiều nhất
-
Kinh Pháp Cú có hình vẽ (The Illustrated Dhammapada), Treasury of Truth (Kho-Báu của Sự-Thật) Đức PHẬT thuyết Việt dịch: Hòa Th...
-
Bạn đã từng thấy nước lưu chuyển chưa? Bạn đã từng thấy nước lặng yên chưa? Nếu tâm bạn bình an tĩnh lặng thì chẳng khác nào sự đứng yê...