Con Trâu

Tư tưởng của chúng ta tùy thuộc vào pháp trần và bị pháp trần lôi kéo đến bất kỳ nơi nào mà chúng thích. Thật ra chẳng có pháp trần hay đối tượng giác quan nào có bản chất thật sự. Chúng đều là vô thường, khổ và trống không. Khi pháp trần khởi lên, hãy quán sát và theo dõi xem chúng đang làm gì. Theo dõi tâm chẳng khác nào chăn một con trâu trên đồng. Người chăn trâu thả cho trâu đi lại tự nhiên, nhưng luôn luôn để ý canh chừng. Nếu trâu đi gần đến ruộng lúa, người chăn trâu sẽ quát lên một tiếng, thế là trâu sẽ thụt lùi lại ngay. Nếu trâu không nghe lời, người chăn trâu sẽ quất cho nó vài roi. Người chăn trâu không được lơ là bất cẩn, không được ngủ quên. Nếu y tham ngủ thì lúc thức dậy, lúa đã bị trâu ăn sạch. Tâm chẳng khác nào con trâu và lúa là các pháp trần. Người giác tỉnh là chủ nhân. Khi nhìn vào tâm, người giác tỉnh hiểu biết mọi sự. Họ biết rõ lúc tâm chiều theo pháp trần thì tâm sẽ như thế nào, và khi tâm không bị pháp trần chi phối, nó sẽ như thế nào? Quan sát và biết được tâm như vậy, trí tuệ sẽ phát sinh. Khi tâm gặp pháp trần, nó sẽ giữ chặt pháp trần đó như con trâu gặp lúa là ăn ngay. Bởi vậy, bất kỳ tâm đi đâu đều phải quan sát theo dõi nó. Khi tâm đến gần "ruộng lúa" pháp trần, hãy la nó ngay. Nếu nó không nghe, hãy quất cho nó vài roi.

Tượng Phật

Giác ngộ không có nghĩa là bất động như một pho tượng Phật. Người giác ngộ vẫn suy nghĩ, nhưng họ biết rằng, tiến trình của sự suy nghĩ là vô thường, bất toại nguyện và trống rỗng hay không có tự ngã. Cứ thực hành đi, rồi chúng ta sẽ thấy những đều này một cách rõ ràng. Chúng ta cần phải tìm hiểu khổ đau, để chấm dứt nguyên nhân của đau khổ. Nếu không thấy được điều đó thì trí tuệ sẽ chẳng bao giờ nảy sinh. Không nên đoán mò mà phải thấy sự vật một cách rõ ràng và chính xác đúng theo thực tướng của nó - cảm giác chỉ là cảm giác, tư tưởng chỉ là tư tưởng. Đó là cách thức chấm dứt mọi vấn đề rắc rối trên cõi đời này.

Búp măng

Dầu bạn có thích vật gì đến đâu đi nữa, cũng phải luôn luôn nhớ rằng: Nó không vững bền lâu dài. Chẳng hạn như mụt măng, thấy có vẻ ngon lành đó, nhưng hãy tự nhủ "Chưa chắc." Muốn thử xem có chắc không, bạn phải cố gắng ăn mỗi ngày. Đến một ngày nào đó, bạn sẽ than phiền rằng măng chẳng còn ngon nữa. Rồi bạn sẽ thích ăn món khác, và tin chắc rằng món ăn mới này ngon hơn. Nhưng về sau cũng sẽ thấy chưa chắc nữa. Mọi vật đều không chắc.

Thân Thể Và Vẻ Đẹp Của Nó

Chúng ta bị mê hoặc bởi thân thể và vẻ đẹp của nó, nhưng thực sự nó bẩn thỉu. Giả sử không tắm trong một tuần, chúng ta có dám đến gần nhau không, hôi lắm! Khi ra mồ hôi, như khi làm việc nặng chẳng hạn, mùi thật khó ngửi. Lúc tắm rửa, mùi thơm của xà phòng thay chỗ cho mùi hôi của cơ thể. Xà phòng có thể tạm thời làm cho thân thể ta thơm tho, nhưng thật ra mùi hôi của cơ thể vẫn còn đó. Khi mùi thơm của xà phòng bay hết rồi thì mùi hôi của cơ thể sẽ trở lại. Ta thường nghĩ rằng cơ thể này đẹp đẽ, đáng yêu và khoẻ mạnh. Ta thường nghĩ rằng ta chẳng sẽ bao giờ già, đau và chết. Kỳ thực, ta bị cơ thể mê hoặc mà quên mất tâm. Tâm mới chính là chỗ nương tựa thực sự.

Dây Leo

Một đứa trẻ lớn lên chẳng khác nào một dây leo đang mọc. Dây leo mọc lớn lên và tựa vào một cây khác gần đó. Dây leo không tự tạo được hình dáng của riêng mình. Nó dựa vào một cây khác để tạo nên hình dáng cho mình. Nếu nó dựa vào cây mọc thẳng đứng thì dây leo cũng mọc thẳng đứng. Nếu nó dựa vào cây có hình dáng cong queo thì dây leo cũng mang hình dáng cong queo.

Cần phải hiểu kỹ rằng trẻ con chịu ảnh hưởng bởi hành động và cử chỉ mà bạn làm chứ không phải vào lời nói mà bạn dạy. Do đó, việc tu hành của bạn không phải chỉ đem lại lợi ích cho chính bạn mà còn đem lại lợi ích cho con em bạn và cho những người quanh bạn nữa.

Vịt

Việc hành thiền chẳng khác nào việc nuôi vịt. Bổn phận của chúng ta là cho vịt ăn uống. Vịt lớn nhanh hay chậm là chuyện của vịt, không phải chuyện của chúng ta. Hãy để cho vịt tự nhiên làm công việc của vịt. Bổn phận của bạn là hành thiền. Dầu tiến nhanh hay chậm, bạn cũng chỉ cần thản nhiên nhận mà thôi. Khi tiến triển nhanh thì biết là tiến triển nhanh, khi tiến triển chậm thì biết là tiến triển chậm, thế thôi. Thấy tiến nhanh mà vui là trật rồi, thấy tiến chậm mà buồn là trật rồi. Nó sao thì biết nó như vậy. Đừng gò ép. Thực hành như vậy là có căn bản tốt đẹp.

Cái Lỗ Sâu

Giả sử có một cái lỗ và có một vật gì ở dưới đáy. Người nào đút tay vào lỗ mà không đụng đến đáy đều than là lỗ quá sâu. Một trăm người hay một ngàn người đều than như vậy. Chẳng một ai bảo rằng tay mình không đụng được đáy lỗ vì tay quá ngắn. Chúng ta hãy trở về với chính mình, hãy bước lùi một bước để nhìn vào chính chúng ta. Đừng than rằng cái lỗ quá sâu mà hãy nhìn vào cánh tay của chính mình. Nếu bạn có thể thấy rõ điều này thì bạn sẽ tiến bộ trên đường tinh thần và sẽ tìm được hạnh phúc tốt đẹp.

Hư Ngụy

    Người thế tục thường nói những điều hư ngụy, dối trá. Chẳng hạn, bạn tình cờ gặp trên xe lửa một người bạn mà từ lâu bạn không liên lạc, bạn liền nói với người ấy "Tôi rất mừng được gặp bạn ở đây, tôi vừa định đi tìm gặp bạn đấy. Sao, độ rày thế nào?". Thực ra thì không phải vậy. Bạn chẳng hề nghĩ đến anh ta bao giờ, nhưng trong lúc vui miệng và quen miệng, bạn thốt ra như thế thôi, chỉ để xã giao, cho có, vậy thôi. Thế nhưng, như vậy là bạn đã nói điều hư ngụy hay nói dối rồi đấy.
    Lời nói không thật phát xuất từ sự vô tâm, vô tình của bạn, nhưng nó là hình thức vi tế của sự dối trá và thông thường, người ta hay quen miệng nói như vậy. Đó cũng là một loại phiền não cần phải tập vứt bỏ.

Phân Bón

Phiền não của chúng ta là phân bón cho việc hành thiền. Chẳng khác nào dùng các loại phân bò, gà v.v... để bón cho các loại cây ăn trái khiến cây có nhiều quả ngon ngọt. Trong đau khổ có hạnh phúc, trong hỗn loạn có an tịnh. Đau khổ sinh ra hạnh phúc, hỗn loạn sinh ra an tịnh. Hãy lấy đau khổ và hỗn loạn làm phân bón cho hạnh phúc và an tịnh.

Thằng Khùng

   Giả sử một buổi sáng nào đó bạn đang đi dạo mát thì có người mắng chưởi bạn. Vừa nghe lời mắng chưởi, tâm bạn biến chuyển ngay. Bạn cảm thấy bực mình, khó chịu, bị nhục mạ và muốn trả đũa tức khắc.
Vài ngày sau đó, có người đến thăm bạn và cho biết rằng người mắng chưởi bạn hôm nọ là một thằng khùng: "Hắn khùng nhiều năm rồi. Hắn đã mắng chưởi nhiều người như vậy. Chẳng ai thèm để tâm đến những lời mắng chưởi của hắn." Vừa nghe xong, bạn cảm thấy nhẹ nhõm ngay. Sự khó chịu, sự bực mình, sự sân hận và cái cảm tưởng mình bị nhục mạ đang đè nặng tâm bạn hai ba hôm nay bỗng nhiên tan biến tất cả. Tại sao vậy? Bởi vì bây giờ bạn đã hiểu sự thật.
   Trước đây, vì chưa biết, bạn nghĩ rằng gã kia là một người bình thường nên bạn tức giận, và sự tức giận này dày xéo tâm bạn, khiến bạn đau khổ. Khi hiểu được sự thật thì mọi chuyện đều thay đổi: "Ồ! Té ra hắn là một thằng khùng. Mọi chuyện xảy ra cũng do tánh khùng của hắn mà thôi! Chấp nhứt hắn làm gì." Thấu hiểu mọi chuyện bạn sẽ cảm thấy dễ chịu. Đã hiểu rõ nên bạn dễ dàng xả bỏ. Nếu không hiểu rõ sự thật thì bạn bị dính mắc ở đó. Khi nghĩ rằng người mắng bạn là một người bình thường, bạn có thể giết hắn. Nhưng khi bạn tìm ra sự thật, biết hắn là tên khùng bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Đó là sự hiểu biết chân lý hay hiểu biết sự thật.
   Nhiều người thấy được giáo pháp cũng có kinh nghiệm tương tự. Khi tham lam, sân hận và si mê tan biến thì cũng tan biến một cách tương tự như vậy. Bao lâu chưa biết rõ những điều này, chúng ta thường nghĩ: "Ta phải làm gì đây? Tức quá đi thôi!" hoặc "Ta phải làm gì đây, thích quá đi thôi!" Đó không phải là sự nhận thức hay hiểu biết rõ ràng. Đó cũng giống như lúc bạn nghĩ tên khùng là một người bình thường. Cho đến khi bạn biết được hắn là một tên khùng thì sự bực dọc của bạn mới tan biến. Không ai có thể chỉ cho bạn thấy điều này, chỉ khi nào tâm tự nó nhận biết thì sự dính mắc chấp giữ mới được nhổ bỏ.

Con Khỉ

Khi biết được bản chất của tâm là liên tục thay đổi, sẽ hiểu tâm như thế nào. Phải nhớ rằng tâm luôn luôn thay đổi, lúc thiện lúc ác. Nếu biết rõ điều này thì dầu lúc đang hành thiền mà tâm ý rời bỏ đề mục ta hay suy nghĩ, ta cũng cảm thấy bình an. Giả sử bạn nuôi một chú khỉ con. Khỉ chẳng bao giờ ngồi yên một chỗ được. Nó thích nhảy nhót, leo trèo, chụp chỗ này nắm chỗ kia. Đó là đặc tính tự nhiên của khỉ. Giờ đây bạn đến chùa và thấy một con khỉ nữa. Con khỉ này cũng không ở yên một chỗ. Nó nhảy nhót lung tung, tuy vậy nó không làm bạn khó chịu. Bởi vì chính bạn cũng đang nuôi một con khỉ, nên bạn biết được bản tính của loài khỉ. Chỉ cần biết được bản tính tự nhiên của một con khỉ thôi, thì cho dầu đi đến tận đâu và gặp bao nhiêu con khỉ, bạn cũng không cảm thấy khó chịu, bởi vì bạn đã hiểu loài khỉ. Khi ta đã hiểu loài khỉ rồi ta sẽ không cư xử như khỉ. Nếu ta không hiểu loài khỉ, chúng ta có thể hành động giống như khỉ. Khi thấy khỉ dơ tay với chỗ này chỗ nọ, ta nổi giận. Nhưng nếu ta hiểu bản tính tự nhiên của khỉ, ta sẽ thấy rằng con khỉ ở nhà và con khỉ ở chùa cũng giống như nhau. Vậy thì tại sao ta bực mình với chúng? Thấy được bản tánh của khỉ giống nhau là đủ, ta sẽ được bình an.

Xây Nhà Và Nhuộm Áo Quần

Chỉ muốn làm phước mà không trao dồi phẩm hạnh thì chẳng khác nào xây dựng lâu đài trên cát; chẳng bao lâu sau lâu đài sẽ sụp đổ mà thôi. Cũng giống như muốn nhuộm vải, nhưng không chịu giặt sạch tấm vải trước khi nhuộm. Nhiều người đã làm như vậy, họ chẳng cần chú ý gì đến tấm vải. Khi muốn nhuộm, họ chỉ nhúng tấm vải vào thuốc nhuộm mà chẳng cần để ý đến tấm vải sạch hay dơ. Nếu tấm vải dơ thì nhuộm như thế vải còn tệ hại hơn. Hãy nghĩ đến điều này, nhuộm một tấm vải vừa cũ vừa dơ thì lúc

Giẻ Rách

Nếu chúng ta thấy mọi vật không vững bền thì giá trị của chúng sẽ mất đi. Mọi vật đều trở thành vô nghĩa. Tại sao ta cứ nắm giữ mọi vật mà chúng chẳng có giá trị gì. Phải xem sự vật chẳng khác nào miếng giẻ chùi chân. Chúng ta giữ nó chỉ để chùi chân mà thôi. Chúng ta cần phải tập để nhìn thấy rằng mọi cảm giác đều có giá trị như nhau, bởi vì chúng có cùng bản chất không bền vững.

Một số hình ảnh của "tứ động tâm" và một số thánh tích khác tại Ấn Độ


Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi đức Phật đản sinh




Trụ đá Ashoka đánh dấu nơi đức Phật đản sinh.



Dòng sông nơi đức Phật đã ném mâm vàng mà nàng Sujita dâng thực phẩm và nguyện sẽ ngồi thiền cho đến khi chứng chánh đẳng chánh giác.




Tháp Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi đức Phật đã ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề và chứng chánh đẳng chánh giác.




Vườn Nai (sarnath) nơi đức Phật chuyển bánh xe pháp luân



Câu Thi Na (Kushinagar) nơi đức Phật nhập niết bàn


Các bạn có thể tìm 1 vài video clip tại Youtube


Con Cọp Điên

Tâm ta giống như con cọp điên bị nhốt trong chuồng, nếu không nhận được những gì nó muốn thì nó sẽ lồng lộn gào thét.

Phiền não của chúng ta chẳng khác nào con cọp điên. Phải dùng thiền để điều phục tâm như vậy. Phải dùng chánh niệm, tinh tấn, kiên nhẫn và chịu đựng tạo thành cái chuồng kiên cố, vững chắc để nhốt con cọp điên này lại. Và rồi chúng ta bỏ đói nó, đừng cho nó ăn những thức ăn quen thuộc mà nó thích, chẳng bao lâu sau nó sẽ chết.


Quả Đu Đủ Ngọt

Nếu biết sử dụng phiền não một cách khôn khéo thì sẽ mang lại nhiều ích lợi. Cũng giống như dùng phân gà và phân trâu để bón cho cây đu đủ. Phân thì thật dơ dáy, nhưng khi cây trổ quả thì trái đu đủ thật ngon ngọt. Bất cứ lúc nào phiền não xuất hiện, như sự nghi ngờ chẳng hạn, thì hãy nhìn vào nó, quán sát, theo dõi ngay tại đó. Điều này sẽ giúp cho sự thực hành của bạn phát triển và kết trái ngon ngọt.

Trộm Và Kẻ Giết Người

Nếu đời sống thế tục thuận lợi cho việc hành thiền thì Đức Phật đâu có khuyến khích chúng ta đi tu làm gì. Thân và tâm chúng ta như những băng đảng cướp của, giết người. Chúng luôn luôn kéo chúng ta đến hầm lửa tham lam, sân hận, si mê. Đời sống thế tục có rất nhiều khó khăn trở ngại. Ngũ dục luôn luôn lôi cuốn. Chúng mời gọi ta đến căn nhà ái dục với một giọng nói ngọt ngào thân thiện, "Đến đây, hãy đến đây người bạn thân mến" và khi bạn đến gần thì cửa mở và súng nổ.

Giếng Nước Và Vườn Cây Ăn Trái

Muốn tìm bình an trong thế gian này, bạn cần phải có nhiều nỗ lực. Chẳng khác nào việc đào giếng để lấy nước. Nước chảy ngầm dưới đất, nhưng bạn phải đào giếng mới lấy được. Hoặc như bạn đã có sẵn một vườn cây ăn trái, trái chín đầy cành, nhưng bạn phải hái mới được. Trái cây không thể tự động rơi vào miệng bạn

Đèn Bấm

Trong Phật giáo, chúng ta luôn luôn nghe nói đến sự xả bỏ, không chấp giữ, điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là cầm giữ mà không dính mắc. Hãy lấy cây đèn bấm làm thí dụ. Thấy một vật, thoạt đầu chúng ta chẳng biết đây là vật gì, chúng ta tự hỏi: Cái gì đây? Ta bèn cầm lên.Ồ! cây đèn bấm. Nói xong, ta bỏ cây đèn bấm xuống. Khi cầm nắm các sự vật cũng thế. Nếu không cầm nắm gì cả thì phải làm sao đây?

Cái Nơm Cá

Nếu nhìn thấy rõ ràng điều tai hại và sự lợi ích của sự vật thì bạn chẳng cần phải nhờ ai nói cho biết điều này nữa. Hãy tưởng tượng rằng người đi bắt cá trông thấy có vật gì động đậy trong nơm cá của mình. Nghe tiếng quậy, tiếng vùng vẫy trong nơm, nghĩ rằng đây là một con cá nên người bắt cá đun tay vào nơm. Lúc đụng nhằm con vật anh ta cảm thấy ngờ ngợ. Anh ta không thể nhìn thấy nó nên không biết chắc đó là con gì? Nếu là một con lươn thì

Rắn hổ mang

   Hoạt động của tâm chẳng khác nào một con rắn hổ mang độc hại có thể cắn chết người. Nếu chúng ta không động chạm gì đến rắn thì rắn tự nhiên đi theo con đường của rắn. Dầu cho rắn có độc hại đến đâu cũng chẳng ăn nhằm gì đến ta. Nếu chúng ta không đến gần rắn hay đụng vào rắn thì rắn chẳng hề cắn chúng ta. Rắn hổ mang hoạt động theo bản năng của nó. Chuyện đương nhiên là như vậy. Nếu khôn ngoan, bạn hãy để rắn tự nhiên đừng đếm xỉa gì đến rắn.
   Cũng vậy, hãy để mặc cái không tốt ở đó; để nó đi theo đường lối...

Khoảng Trống Không

Mọi người đều muốn Niết bàn, nhưng nếu ta nói cho họ biết rằng Niết bàn chẳng có chi cả thì họ sẽ bắt đầu suy nghĩ. Nhưng Niết bàn thực sự là chẳng có gì cả, hoàn toàn không có gì cả. Hãy nhìn xem cái mái nhà, cái nền nhà này. Thử nghĩ rằng mái nhà là cái có, cái hiện hữu và nền nhà cũng là cái có, cái hiện hữu. Bạn có thể đứng trên mái nhà hay trên nền nhà, nhưng bạn không thể đứng ở khoảng không giữa mái nhà và nền nhà. ở đâu không có cái có thì

Cốc Nước

Nhiều người đến gặp tôi có trình độ trí thức cao trong xã hội, trong đó có thương gia, sinh viên tốt nghiệp, giáo sư và nhân viên chính quyền. Tâm họ đầy ắp các quan điểm về sự vật. Họ quá thông thái nên khó có thể nghe người khác. Giống như một cái cốc, nếu chứa đầy nước dơ thì trở thành vô dụng. Chỉ khi nào đổ hết nước dơ đi ta mới có thể sử dụng được chiếc cốc. Cũng như phải vứt bỏ mọi quan niệm của mình thì bạn mới có thể thấy được chân lý. Kiến thức có được do việc thực hành của chúng ta vượt ra ngoài sự thông thái và ngu dốt. Nếu bạn nghĩ rằng mình thông thái, giàu có, quan trọng và là một Nhà Học Phật Tinh Thông

Hướng Về Phía Ánh Sáng

Có ai có thể điều khiển cây mọc khác đi cái lối mọc tự nhiên của nó không? Cây không thể chuyện trò, không thể chạy đây, chạy đó, nhưng nó có thể mọc theo đường lối riêng của nó để tránh các chướng ngại. Khi gặp chỗ hiểm hóc khó tăng trưởng, nó bèn vươn ra ngoài để nhận ánh sáng. Theo bản chất, cây chẳng biết gì cả. Nó chỉ sinh hoạt theo định luật của thiên nhiên, nhưng nó lại biết cách mọc thế nào để tránh khỏi nguy hiểm, nó biết vươn đến chỗ thích hợp cho sự tăng trưởng của nó. Chúng ta nên học theo cách sinh hoạt của cây. Nếu chúng ta muốn chữa trị đau khổ và nếu yêu hay ghét cũng đều là đau khổ, thì chúng ta phải tìm cách tránh xa chúng, đừng thân thiện, gần gũi, gắn bó với chúng. Khi hướng về với Đức Phật (nên hiểu là chiêm nghiệm và thực hành những lời dạy của Đức Phật) thì đau khổ sẽ giảm bớt và cuối cùng sẽ bị tận diệt hoàn toàn.

Trẻ Con Nô Đùa

Chẳng hạn, lúc đầu bạn thấy khó chịu khi gặp một đứa trẻ hiếu động, chạy nhảy la hét ồn ào. Bạn có thể la mắng quở phạt nó. Nhưng khi đã hiểu rõ rằng bản tánh tự nhiên của trẻ con là hiếu động và đùa nghịch thì bạn sẽ không còn phiền trách chúng nữa. Khi xả bỏ thì mọi khó chịu sẽ tan biến. Tại sao mọi khó chịu tan biến? Bởi vì chúng ta đã chấp nhận bản chất tự nhiên của trẻ con. Cái nhìn của chúng ta đã thay đổi. Chúng ta chấp nhận bản chất tự nhiên của mọi vật. Chúng ta xả bỏ tất cả. Giờ đây, tâm chúng ta bình an hơn, có chánh kiến, có sự hiểu biết đúng đắn.
   Cũng vậy, quán sát bản chất của tâm nhiều lần, ta sẽ hiểu rõ rằng tâm chỉ là tâm, không có gì khác. Đường lối của tâm cũng chỉ là như vậy... như vậy mà thôi. Đó là bản chất tự nhiên của tâm. Nếu thấy được điều này một cách rõ ràng thì ta không còn chấp trước vào sự suy nghĩ và cảm giác. Ta sẽ không thêm gì vào đó nữa nếu ta luôn luôn tâm niệm rằng "đó chỉ là đường lối của tâm mà thôi." Khi tâm thật sự hiểu rõ thì tâm sẽ xả bỏ tất cả. Suy nghĩ và cảm giác vẫn còn đó, nhưng chúng mất hết tác dụng.

Cái Gáo Dừa

   Tham muốn là một phiền não, nhưng trước tiên phải có ý muốn mới có thể khởi đầu việc hành thiền. Giả sử bạn đến chợ mua một quả dừa và lúc ra về có người hỏi:

- Anh mua dừa làm gì?
- Mua để ăn.
- Anh sẽ ăn luôn gáo dừa sao?
- Dĩ nhiên là không.
- Tôi không tin, nếu không ăn luôn gáo dừa, tại sao anh lại mua nó?

Vậy đó, bạn sẽ trả lời như thế nào khi có ai cắc cớ hỏi như vậy?
   Chúng ta nảy ra ý muốn hành thiền trước khi thực hành. Nếu không có ý muốn thực hành đến trước thì sẽ không có việc thực hành. Quán sát như vậy giúp cho trí tuệ phát sinh. Bạn biết rõ điều này. Chẳng hạn, đối với trái dừa, bạn sẽ ăn luôn cái gáo dừa chăng? Dĩ nhiên là không. Vậy thì tại sao bạn mua nó? Bởi vì cái gáo dừa chứa đựng phần cơm dừa. Chúng ta không ăn gáo dừa, nhưng bây giờ chưa phải lúc vất bỏ nó. Thoạt đầu, phải giữ gáo dừa lại. Sau khi ăn cơm dừa xong, mới vất bỏ gáo dừa.
   Việc thực hành của chúng ta cũng vậy. Trước khi hành thiền, ta phải có ý muốn hành thiền, nhưng sự muốn là một phiền não. Bởi vậy khi đã hành thiền rồi, phải bỏ mọi ý muốn, mọi tham ái đi. Nếu có người nào cho rằng chúng ta ăn cả cái gáo dừa thì đó là chuyện của họ. Chúng ta biết chuyện của chúng ta đang làm là được rồi.

Những con khỉ không hỏi tại sao

Có một câu chuyện xưa lắm...
   Xưa đến nỗi tôi không nhớ là ai đã kể cho tôi nghe và lúc nào, chỉ nhớ là nó liên quan đến vài con khỉ, một cái chuồng, một trái chuối và một bình chữa lửa.

    Tôi xây một cái chuồng rộng cỡ cái phòng ngủ, và lùa năm con khỉ vào một phía. phía còn lại tôi để một trái chuối, rồi tôi cầm bình chữa lửa đứng đợi. Khỉ thì thích ăn chuối, nên không sớm thì muộn, một trong những con khỉ sẽ bắt đầu chạy về phía trái chuối. Khi nó làm như thế, tôi lấy bình chữa lửa xịt vào những con khỉ còn lại. Thay trái chuối mới nếu cần, và lập lại quá trình này.
   Khỉ rất thông minh, nên chúng sẽ nhanh chóng nhận ra cái luật này: Nếu có con khỉ nào tiến về phía trái chuối, cả đám còn lại sẽ bị xịt bột chữa lửa, và để tự bảo vệ, cả đàn sẽ bắt đầu tấn công bất kỳ con nào có ý định ăn chuối.
   Khi hiện tượng này xảy ra, tôi bắt một con khỉ ra khỏi chuồng, và thay vào đó bằng một con khỉ mới. Con khỉ mới sẽ gia nhập đàn, cố gắng kết bạn, và chắc chắn sẽ muốn ăn trái chuối, và những con khỉ còn lại, biết rõ điều gì sẽ xảy ra, sẽ tấn công con khỉ mới để ngăn không cho tôi xịt chúng. Sau vài lần, con khỉ mới sẽ hiểu ra, và bắt đầu tham gia tấn công nếu một con khỉ khác tiến về phía trái chuối. Khi hiện tượng này xảy ra, tôi bắt thêm một con khỉ trong số bốn con khỉ cũ còn lại ra khỏi chuồng, và thay vào đó bằng một con khỉ mới khác.
   Sau khi lập lại quá trình đó vài lần, sẽ có một thời điểm không có con khỉ nào đang bị nhốt từng bị xịt bột chữa lửa; sự thật là chúng cũng chưa từng thấy cái bình chữa lửa tròn méo ra sao, nhưng mà điều hay ho là, chúng vẫn sẽ tấn công bất kỳ con khỉ nào đi về phía trái chuối!
   Nếu con khỉ biết nói và hiểu được tiếng người, thì khi tôi hỏi tại sao chúng tấn công? Câu trả lời của chúng chắc hẳn sẽ là: “À! thiệt ra tôi cũng không biết tại sao, nhưng đó là cách chúng tôi hành xử ở đây.”

Thử suy nghĩ một chút
   Về câu trả lời của con khỉ. Đã bao giờ chúng ta, con người, cũng có tư duy y như con khỉ hay không? Cùng nghĩ thử thôi.
   Đi học, đi làm và cả những hình thức nghi lễ trong cuộc sống hàng ngày nữa có rất nhiều điều trở thành chân lý đơn giản vì thầy cô hay những người đi trước nói như thế. Chúng trở thành chân lý đơn giản vì chúng là “chân lý mà chúng tôi được dạy”. Không có ai mảy may nghi ngờ, liệu những chân lý đó có đúng hay không, liệu có áp dụng chúng vào thực tế cuộc sống được hay không.
  Chẳng có ai dừng lại để nghĩ còn có cách nào làm đúng hay không, hay thậm chí đó có phải là cách làm đúng ngay từ thuở ban đầu hay không. Quy trình cứ được thực hiện như một quán tính, và bất kỳ người nào đề nghị thay đổi đều sẽ có thể bị tấn công , đã kích bởi những người còn lại. Đây cũng là sự hình thành các tín ngưỡng nhân gian mang mùi vị mê tín dị đoan mà phần đông chúng ta đã và đang trải qua.

Có hai loại câu hỏi: "Làm thế nào ?" &  "tại sao ?"
Hỏi "làm thế nào" là hỏi hời hợt, nên câu trả lời cũng sẽ rất hời hợt.
   Hỏi: làm thế nào để không bị tấn công?
   Trả lời: Đừng đến gần trái chuối và cứ tấn công những con khỉ đến gần trái chuối. Chấm hết.
Hỏi “tại sao” bao giờ cũng sâu sắc hơn hỏi “làm thế nào”, nên câu trả lời cũng phải sâu sắc.
   Hỏi: Tại sao lại tấn công những con khỉ đến gần trái chuối?
   Trả lời: À, câu chuyện nó thế này thế này.
   Hỏi tiếp: Nhưng bây giờ đâu còn ai cầm bình xịt đứng canh nữa đâu?
   Trả lời: Vậy thì cứ ăn chuối đi!!!

Sự thật trong ngày
- Đa số không hỏi,
- Một số hỏi làm thế nào.
- Một ít, ít lắm, hỏi tại sao, và ... được ăn chuối  .

   




---------o0o---------------
   Quả thật chính đức Phật cũng đưa ra những quy luật tương ứng theo đó người ta có thể tìm được những phương hướng đích thực của mình, nhưng để bắt đầu Ngài đã liệt kê những tiêu chuẩn được coi như không chính đáng, không đầy đủ khi khuyên những người thuộc bộ tộc Kalama ở Kesaputta như vầy:

Này các Kalama,
chớ có tin vì nghe lời thuật lại,
chớ có tin vì theo truyền thống,
chớ có tin vì nghe những lời đồn.
Đừng để bị dẫn dắt bởi uy quyền của kinh điển,
bởi luận lý siêu hình,
hay bởi sự xét đoán bề ngoài.
Đừng để bị lôi cuốn bởi những gì có vẻ đáng tin,
bởi thích thú trong những quan niệm võ đoán,
hay bởi ý nghĩ 'Đây là thầy ta'...
 
Nhưng này các Kalama,
khi nào các người tự mình biết rằng các pháp ấy là thiện, là tốt, được người có trí tán thán, các pháp này nếu được thực hiện thì sẽ đem lại hạnh phúc và an lạc, thì các người nên chấp nhận chúng.“
(Tăng Chi Bộ Tập I, Kinh Các vị ở Kesaputta).

Thiền viện Panditarama - Myanmar


upandita
Hoà Thượng Thiền Sư
Thiền viện Panditarāma do HT U Pandita Sayādaw làm thiền chủ. Tuổi Ngài năm nay trên 80. Ngài đã từng làm thiền chủ và trú trì tại trường thiền Mahāsi   Yeitha một thời gian, sau khi Ngài Mahāsi  Sayādaw viên tịch. HT cũng từng đi nhiều nước Phương Tây để tổ chức các khoá thiền tập từ năm 1951, và được rất nhiều thiền sinh ngoại quốc cũng như trong nước kính ngưỡng.
Hiện nay Ngài không trực tiếp phỏng vấn thiền sinh nữa, nhưng thỉnh thoảng thuyết pháp khi các khoá tu Thiền Quán Nghiêm Mật tổ chức tại thiền viện hoặc trong rừng thiền. Tôi có dịp ghé thăm và định tu tại thiền viện này khi vừa đặt chân đến đất Miến, nhưng rồi “duyên lỡ làng” đành buồn bã trở về, tìm một nơi “trú ẩn” khác !
2. Cơ sở chính
Cơ sở chính nằm ở thủ đô Yangon, đi tốn khoảng 5 -7 Mỹ kim từ trường Đại Học Phật Giáo. HT thiền chủ trú trì thường ở cơ sở này để tiếp nhận thiền sinh và hướng dẫn thiền tập trong giai đoạn đầu. Cơ sở mặc dầu nằm trong lòng thành phố, nhưng khá yên tĩnh vì nó trệch vô trong làng một chút ! Diện tích đất không lớn lắm, nhưng nhờ xây dựng theo mô hình hiện đại, tất cả đều xây lầu  2 tầng, nên rất gọn và có quy cũ. Thiền sinh ở đây khoảng 100 vị đến từ nhiều nước khác nhau, cả Đông lẫn Tây. Khi thiền sinh đông, HT thiền chủ cho các thiền sinh kỳ cựu vào cơ sở thứ hai tu tập, trước là giải quyết nơi ăn chốn ở cho thiền sinh, mà đó cũng là nguyện vọng của thiền sinh nữa.
3. Cơ sở trong rừng (Thiền lâm Panditarama)
Cơ sở II nằm cách thủ đô khá xa, đi xe taxi khứ hồi tốn khoảng 20 Mỹ kim. Thông thường thiền sinh vào thiền viện chính rồi, khi nào tiện thì ban quản trị thiền viện sẽ sắp xếp đưa thiền sinh vào trong rừng bằng xe của thiền viện. Cơ sở thứ hai này rất lớn, cả 100 mẫu đất rừng. Thiền đường hai tầng khá rộng hoàn tất được mấy năm rồi. Phía trên dành cho chư Tăng và cư sĩ nam, phía dưới dành cho chư Ni và cư sĩ nữ.  Một số cây nguyên sinh còn sót lại khi Thiền Sư tiếp nhận khu rừng này, một số đã và đang được trồng. Cốc am và các công trình phụ đang được xây dựng thêm.
Thiền sinh trong rừng thiền này không nhiều lắm. Khi chúng tôi đến thăm thiền viện, nghe Sư Pháp Luân nói lại hiện nay thiền sinh trung bình chỉ khoảng 50 – 70 vị. Sư Pháp Luân là người Việt Nam định cư ở Mỹ sau 1975, biết đến HT Thiền Sư nhiều năm nay. Hiện nay Sư là người thông dịch cho các thiền sinh Việt Nam tới đó tu không rành tiếng Anh.
4. Phương pháp
Cách thiền tập của thiền viện này, như người viết đã nói, vì truyền thừa từ truyền thống của Thiền Sư Mahāsi  Sayādaw, nên cách tu hoàn toàn giống với các trường thiền theo mô hình của Ngài Mahāsi , nghĩa là hoàn toàn căn cứ trên bài Kinh Đại Niệm Xứ (Mahā-satipaṭṭhāna Sutta) trong Trường Bộ Kinh mà phát triển. Cũng quán niệm đủ Thân Thọ Tâm Pháp, nhưng chỉ khác biệt chút xíu, thay vì Đức Phật bảo các hàng đệ tử để tâm trước mặt (vùng mũi, nhân trung, hoặc chóp mũi), để theo dõi sự dài ngắn, nóng lạnh của hơi thở ra vào, v.v… Ở đây, thiền sinh được hướng dẫn để tâm nơi vùng bụng mà tôi đã trình bày sơ lược trong các bài khác.
Vì trường thiền chủ trương phát triển Thiền Quán (Vipassanā), nên không đặt nặng đến bốn trạng thái nhập định sắc giới như trong kinh thường mô tả, nhưng lại đề cao đến bốn trạng thái Thiền Quán (Vipassanā jhāna) thông qua quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã ngay trong tự thân.
(Xem tiếp: Vài trung tâm tu thiền ở Miến Điện -Thích Giác Hoàng)
Các trang webs của Thiền viện Panditarama:
http://web.ukonline.co.uk/buddhism/pandita.htm
hoa-xanh
Photobucket
Photobucket

Photobucket
Thiền Lâm Panditarama gồm nhiều cơ sở nằm giữa một vùng rừng núi. Nhà cất cao kiểu nhà sàn, nối với nhau bằng những lối đi thiền hành cũng được cất trên những cọc cao.

Photobucket
Các tu sĩ người Việt.

Photobucket
Chuông gỗ là một hình ảnh khá đặc trưng.

Photobucket
Một Kuti

Photobucket
Một lối đi dành cho thiền hành rất đẹp!

Photobucket
Thiền hành

Photobucket
Có nhiều khuôn mặt Tây phương

Photobucket

Photobucket

Thiền hành dưới nắng

Photobucket
Ngoài trời
Photobucket
Thiền hành trong phòng
Photobucket
Các Tu nữ

Photobucket
Tu sĩ nhí

Photobucket
Thọ thực
Photobucket
Đông vui!

Photobucket
Nhà ăn của Thiền lâm Panditarama

Photobucket
Đi bát trong chánh niệm.

Photobucket
Các Tu Nữ người Việt

Photobucket
Nhà sư Tây Phương.

Photobucket
Sư Pháp Tuệ người Việt. Có hai gia đình VN đã đặt bát cho trưa hôm nay!
u-pandita-sayadaw-500
Trong văn phòng của Thiền sư U PANDITA

Photobucket
Dâng hoa cho thầy U PANDITA

Photobucket
Phòng của sư Pháp Tuệ. Tu sĩ đến từ VN

Photobucket
Hành thiền miên mật

Photobucket
Tĩnh mịch!

pict0777-224pict1614-224
Im vắng

Xem nhiều nhất