Ba điều ước cuối cùng của Alexander Đại đế

Alexander là một vị vua vĩ đại. Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, ông ngã bệnh. Vào thời khắc ấy, những vùng đất ông chiếm được, quân đội hùng mạnh, những thanh gươm bén, và sự giàu có không còn nghĩa lý gì với ông. Ông nhận ra rằng cái chết sắp sửa đến và ông sẽ không về kịp mảnh đất quê hương. Ông bảo các sĩ quan của mình:

- “Ta sắp sửa rời bỏ thế gian này. Ta có ba điều nguyện ước. Các ngươi cần phải thực hiện những gì ta bảo”.

Các vị tướng tuân lệnh trong dòng nước mắt.

- “Điều ước đầu tiên của ta là hãy bảo thầy thuốc của ta mang cái hòm rỗng của ta về một mình”.

Sau khi cố hít thở một hơi, Alexander nói tiếp:

- “Ước nguyện thứ hai của ta là hãy rải vàng, bạc và châu báu trong kho tàng của ta trên suốt dọc đường đến nấm mồ của ta khi các ngươi mang quan tài của ta ra nghĩa địa”.

Sau khi quấn mình trong chiếc áo khoác và nghỉ một lúc, ông nói tiếp:

- “Ước muốn cuối cùng của ta là hãy đặt 2 bàn tay ta ra bên ngoài cỗ quan tài”.

Mọi người xung quanh ông tất cả đều rất tò mò, nhưng không ai dám hỏi nguyên nhân. Vị cận tướng của Alexander hôn bàn tay ông và hỏi:

- “Thưa đức Vua, chúng thần sẽ làm theo mệnh lệnh của Ngài. Nhưng Ngài có thể cho chúng thần biết tại sao Ngài lại muốn chúng thần làm như vậy hay không?”.

Sau khi gắng thở một hơi dài, Alexander trả lời:

- “Ta muốn mọi người hiểu được ba bài học mà ta đã học được:.

- “ Mong ước thứ nhất để người thầy thuốc đưa cỗ quan tài về một mình, là để cho người ta nhận ra rằng một vị thầy thuốc giỏi không thể nào thực sự chữa hết bệnh cho người ta. Nhất là khi đối diện với cái chết, thầy thuốc hoàn toàn bất lực. Ta hy vọng mọi người sẽ học được rằng, phải trân quý cuộc sống của họ.

- “Mong ước thứ hai, để nhắn nhủ mọi người rằng không nên giống như ta, theo đuổi mộng giàu sang. Nếu ta tiêu tốn cả đời chạy theo sự giàu có, ta sẽ lãng phí hầu hết thời gian quý báu của đời người.

- “Mong ước thứ ba, để người đời hiểu rằng, ta đến thế gian này với hai bàn tay trắng và ta sẽ rời bỏ thế gian này cũng với hai bàn tay trắng”.

Nói xong ông nhắm mắt lại và trút hơi thở cuối cùng.

Xoài có trái - Xoài không trái

Nếu cây không có trái thì không ai khuấy nhiễu và do đó, không ai làm gãy cành rơi lá. Bài học nầy thấm sâu vào tâm tư của nhà vua trên đường ngự giá hồi cung: "Kiếp sống làm vua thật là khó khăn, phiền muộn ...

Ngày kia, trong khi ngồi trên thớt tượng để cùng với một nhóm quần thần dạo chơi trong công viên, Vua thoáng nhìn thấy vài cây xoài có trái chín nặng trĩu trên cành.

Vào lúc ấy Vua không thể dừng lại kịp thời nên nghĩ thầm, để chuyến đi trở về sẽ dừng lại hái vài trái thưởng thức. Tuy nhiên, Vua không ngờ rằng các vị đại thần từ phía sau đi đến, nhìn thấy xoài ngon, xúm lại dùng cây, vừa thọc vừa quơ đập lung tung cho trái rụng. Ðập tới đập lui, không mấy lúc cây xoài gãy nhánh và rụng lá tơi bời, trở nên xơ xác, cằn cỗi trơ trọi.

Vào buổi chiều đi trở lại ngang qua vườn xoài, Vua còn đang tưởng tượng mùi vị ngon ngọt của

Tĩnh lặng giữa trần gian

Đường trên núi Mao Sơn rất hẹp, được ghép lại từ những viên đá nhỏ màu xanh. Những hòn đá này không biết có tự lúc nào, do không ai phụ trách sửa chữa, có đoạn đá bị bể nhỏ cả, nên rất khó đi lại.

Đêm đó có trận mưa lớn, đường lên Mao Sơn sau khi bị nước mưa ngâm ngập, trở nên lầy lội.

Mấy hôm trước, sư phụ Trí Duyên có bảo mọi người rằng ngày hôm sau sư phụ sẽ ở chùa kể chuyện. Do vậy, dù đường núi không dễ đi, vẫn có nhiều Phật tử đến chùa đúng giờ.

Lộ trình lên núi như vậy, giày dép của mọi người đều dính ít nhiều bùn đất. Quý Phật tử trước khi vào chùa đều dậm chân cho sạch sẽ, nhưng vẫn không hết được bùn sình. Chỉ một lúc sau, tiểu phát hiện trước sân chùa đã la liệt những cục đất bùn.

Tiểu rất bực, xem ra lần sau phải để cái bàn chải ở đây, như vậy các thí chủ mới chà sạch giày dép, vừa khỏi làm bẩn sân chùa, vừa không ảnh hưởng đến các thí chủ khác.

Chợt nghe có tiếng cười sau lưng, tiểu quay đầu nhìn lại, thì ra

Sự buông bỏ của ông chủ họ Khúc

Ông Khúc bước về phía trước, chực leo lên đỉnh núi, chợt sư phụ Trí Duyên cản lại, chỉ vào lư hương trong chùa, bảo: Chú hãy vác cái lư hương này lên luôn! ...

Lần đầu, tiểu nhìn thấy thí chủ họ Khúc, khi đó ông đang ở trong nhóm khách hành hương, mà đoàn khách này rất đặc biệt, nhiều người trong số họ cầm dụng cụ nhiếp ảnh trong tay. Họ là đoàn làm phim, quay ở gần chùa, đang gặp chút sự cố, chỉ còn cách dừng lại vài ngày, rảnh rỗi không có gì làm, nên họ đến chùa du ngoạn.

Thụt lùi là để tiến lên

Ngoài việc có cái đầu nhẵn ra thì hai tiểu sư đệ Giới Si và Giới Trần cũng không khác gì mấy đứa trẻ tiểu học dưới núi: mỗi ngày hai lần làm bài tập do sư phụ Trí Duyên và sư phụ Trí Huệ phụ trách giảng dạy, thời gian còn lại các chú chỉ lòng vòng chạy nhảy quanh chùa.

Những cách đùa giỡn của mấy đứa trẻ dưới núi được hai chú bắt chước rất nhanh, thỉnh thoảng lại sáng tạo thêm vài trò mới.

Dĩ nhiên các chú không có các thứ đồ chơi mắc tiền, chỉ một vài thứ tự chế như đánh cọc, nhảy dây, đá cầu… Trẻ con dễ dàng phát hiện những niềm vui vốn không liên hệ gì tới tiền bạc.

Hôm nọ, Giới Sân đang quét chùa,

Cô giáo ưa cãi lộn

Trong trấn có một ngôi trường tiểu học. Trước đây vài năm, do giáo viên dạy kém chất lượng, nên lượng học trò cứ ít ỏi dần. Ông hiệu trưởng rất lấy làm đau đầu, dự định sẽ tuyển một đội ngũ giáo viên có chất lượng. Sau đó, ông đã mời thêm các giáo viên tốt nghiệp từ trường sư phạm để dạy tiểu học, nên thành tích của học sinh càng ngày càng cao. Bộ mặt của trường do đó càng ngày càng khả quan hơn.

Trong số những người mà trường bổ về có một nữ giáo viên giỏi. Có lẽ do điều kiện tìm việc không mấy khả quan nên cô mới đến trấn này để dạy học. Trình độ của cô rất cao,

Tấm gương bị vỡ

Còn nhớ năm nọ, có một thời gian khá dài, khi đi ngang qua tiệm của nhà họ Ích, Giới Sân đều không nhìn thấy bà chủ đâu hết, bèn rất lấy làm thắc mắc.

Giới Ngạo đoán mò: hay do bà ta cãi lộn với ông chủ nên đã trở về nhà mẹ ruột rồi?

Giới Sân nghiêng đầu suy nghĩ. Không thể nào! Bất luận là cãi lộn hay đánh lộn, bà chủ tiệm đều luôn chiếm thế thượng phong, đừng nói chi đến việc

Quyển nhật ký

Mấy hôm trước, em họ của sư huynh Giới Ưu ở thành phố đến Trấn Diểu du lịch. Anh ta họ Tề, làm việc cho một xí nghiệp lớn, thu nhập hàng tháng rất cao, đãi ngộ cũng không đến nỗi nào, thật là một công việc lý tưởng mà mọi người đều mong muốn, nhưng anh thường không vui. Sư huynh Giới Ưu muốn khai đạo cho anh nên sẵn dịp này, dẫn anh ta đến chùa, hy vọng sư phụ sẽ giúp cho người em họ giải trừ được phiền não.

Hôm đó đúng vào lúc sư phụ Trí Duyên đang kể chuyện, anh ta ngồi trong góc chánh điện, tâm tư có vẻ nặng nề, cố gắng tập trung tinh thần nghe chuyện.

Ly nước ít

Trong những thính giả đến chùa nghe kể chuyện, từng có một người rất kỳ lạ. Chú Phật tử này độ chừng 30 tuổi, dáng vẻ phong độ, nhưng khi đi đường lại luôn gục đầu bước tới, không có chút sinh khí nào.

Chú Phật tử nọ chắc không phải là người địa phương, nhưng thời gian đó ngày nào chú cũng đến chùa dạo cảnh, nếu như đúng vào lúc nghe kể chuyện, chú ta lại ngồi yên trong góc chùa, trầm mặc nghe xong chuyện rồi lặng lẽ ra về.

Cuối cùng, có ngày nọ, chú nghe xong chuyện kể, không vội rời khỏi, đi tới trước mặt sư phụ Trí Duyên, đứng im lại một chỗ, hình như muốn nói gì, nhưng chưa nói ra được. Sư phụ Trí Duyên nhìn chú ta, hỏi: “Hình như chú có phiền não gì phải không?”.

Lạc Hướng

Nếu bạn không hiểu rõ chân lý của sự khổ và phương cách thoát khỏi khổ đau, thì bạn không thể nào có được Bát Chánh Đạo. Chánh đạo sẽ trở thành tà đạo: tà ngữ, tà nghiệp, tà định, v.v... Cũng giống như bạn muốn đi đến một ngôi làng nào đó. Bạn đi sai đường nhưng cảm thấy thoải mái, vì cảm thấy thoải mái nên bạn tiếp tục đi, nhưng kết quả là bạn sẽ không bao giờ đến được nơi mình muốn. Vì vậy, dù đường đi có thoải mái, thuận tiện cho bạn cách mấy đi nữa, bạn cũng sẽ không đến được nơi mình muốn đến.

Chim Kên Kên

Nhiều người có trình độ đại học, có bằng cấp tốt nghiệp và thành công trên đường đời, nhưng vẫn cảm thấy cuộc sống của họ thiếu thốn. Dầu cho có tư tưởng cao xa hay thông minh hoạt bát đến đâu đi nữa, tâm họ cũng chứa đầy những vô dụng và hoài nghi. Cũng giống như loài chim kên kên, chúng bay cao đấy nhưng chúng ăn những gì?

Rể Cây

Chúng ta hãy lấy ví dụ về một cội cây để hiểu rõ sự bảo vệ và duy trì Phật Pháp bằng cách hành thiền. Cây gồm có rễ, thân, cành và lá. Các bộ phận lá, thân, cành đều tùy thuộc vào rễ bởi vì rễ đã hút chất bổ, chuyển đến các cơ phận trên. Cây nhờ rễ để duy trì sự sống. Chúng ta cũng vậy, hành động và lời nói của ta là thân, lá, cành, và tâm là rễ. Rễ hấp thụ chất bổ để nuôi dưỡng toàn thể thân cây, giúp cho cây đơm hoa, kết trái.

Hành thiền là luyện tâm trong sạch, là giúp cho rễ trí tuệ tăng trưởng để nuôi cho cành lá thân khẩu. Tâm tốt hay xấu, có chánh kiến hay tà kiến, đều thể hiện qua lời nói và hành động. Bởi thế, việc bảo vệ và duy trì Phật giáo bằng cách thực hành giáo pháp thật vô cùng quan trọng.

Trộm Và Kẻ Giết Người

Nếu đời sống thế tục thuận lợi cho việc hành thiền thì Đức Phật đâu có khuyến khích chúng ta đi tu làm gì. Thân và tâm chúng ta như những băng đảng cướp của, giết người. Chúng luôn luôn kéo chúng ta đến hầm lửa tham lam, sân hận, si mê. Đời sống thế tục có rất nhiều khó khăn trở ngại. Ngũ dục luôn luôn lôi cuốn. Chúng mời gọi ta đến căn nhà ái dục với một giọng nói ngọt ngào thân thiện, "Đến đây, hãy đến đây người bạn thân mến" và khi bạn đến gần thì cửa mở và súng nổ.

Bà Cố

Phần đông đợi cho đến khi già khọm, đến lúc tuổi già xế bóng mới bắt đầu đến chùa hành thiền. Tại sao phải đợi đến lúc đó mới chịu đến chùa?
Khi bạn nói với một bà cụ:
"Mẹ ơi! Đi chùa với con".
Bà cụ trả lời:
"Con đi đi, ta bị lãng tai".

Bạn có hiểu tôi muốn nói gì không? Khi tai bà ta còn tốt thì bà ta nghe những gì? Bây giờ khi trọng tuổi rồi, tai bà không còn nghe rõ, đi đến chùa nghe pháp cũng không nghe được gì.
Đừng đợi đến khi thể lực kiệt tận mới bắt đầu nghĩ đến việc thực hành giáo pháp.

Lại Thêm 1 Con Khỉ Nữa

Tâm không được kiểm soát thì chẳng khác nào như một con khỉ nhảy nhót vô ý thức. Nó chạy lên lầu thấy chán rồi lại chạy xuống lầu, mệt mỏi, đi xem chớp bóng, lại chán nữa, đi ăn, cũng chán nữa. Những hành động này được điều khiển bởi những hình thức khác nhau của chán ghét và sợ hãi. Bạn hãy học cách kiểm soát tâm. Hãy nhìn bản chất thật sự của tâm: vô thường, bất toại nguyện và trống rỗng. Phải học cách làm chủ nó. Nếu cần thì xích nó lại. Hãy để nó tự làm cho nó mệt nhoài rồi chết. Thế là bạn có con khỉ chết. Hãy để cho khỉ chết thối rữa ra, bạn sẽ có xương khỉ. Cuối cùng bạn sẽ đạt được bình an thật sự. Đừng lo cho khỉ nữa, mà hãy lo cho chân lý của đời sống.

Tổ Kiến Lửa

Dục lạc ngũ trần chẳng khác nào một tổ đầy kiến lửa. Ta lấy một khúc cây chọc vào ổ kiến cho đến khi những con kiến leo lên khúc cây, bò lên mặt rồi cắn mắt và tai ta. Nhưng ta vẫn chưa biết là ta đang lâm vào tình trạng như vậy. Trong những lời dạy của Đức Phật có nói rằng, khi ta thấy sự tai hại của một điều nào đó thì dầu cho nó có tốt đẹp đến đâu đi nữa, ta vẫn biết nó tai hại. Khi ta chưa thấy sự tai hại của một vật gì đó thì ta thấy rằng vật đó tốt. Nếu ta chưa thấy được tai hại của vật gì đó, thì ta không thể nào tránh được nó.

Tiền, Sáp Và Phân Gà

Luật lệ và những chế định được thiết lập chỉ nhằm mục đích khiến cho mọi việc được thuận lợi, thế thôi. Chẳng hạn như, ngày xưa người ta dùng hàng hóa vật chất làm tiền. Nhưng vật chất thô kịch như thế này rất khó cất giữ nên người ta bắt đầu dùng tiền xu và tiền giấy. Giả sử về sau có một đạo luật lấy sáp ong và phân gà làm tiền, thế là người ta bắt đầu chém giết lẫn nhau vì sáp ong và phân gà. Chuyện là như thế đó. Những thứ mà ta dùng làm tiền chỉ là sự chế định do chúng ta đặt ra. Chúng được gọi là tiền bởi vì chúng ta quyết định như vậy. Sự thực tiền là gì? Chẳng là gì cả. Khi mọi người đồng ý với nhau về một vấn đề gì đó thì một khế ước, một quy định được đặt ra. Thế gian này chẳng qua cũng chỉ là một sự chế định, nhưng thật khó khăn để làm cho một người bình thường biết điều này.
Tiền bạc của chúng ta, nhà cửa của chúng ta, gia đình của chúng ta, thân bằng quyến thuộc của chúng ta chỉ là sự chế định mà chúng ta đã đặt ra và ta thật sự tin rằng tất cả chúng là của ta. Nhưng nhìn dưới ánh sáng của giáo pháp chẳng có gì thuộc về ta cả. Nếu không sáng suốt, cứ khư khư cho rằng nó là của ta thì sẽ đau khổ dài dài.

Người Nói Dối

Thói quen tham lam, sân hận, si mê của chúng ta luôn luôn lừa dối chúng ta, nhưng nếu ta kiên trì tỉnh thức, cuối cùng ta sẽ bỏ được chúng. Y như trường hợp, có một người già thường đến và kể đi kể lại cho chúng ta nghe một câu chuyện xạo. Khi biết được sự thật những gì mà người ấy đã kể, chúng ta sẽ không tin tưởng người ấy nữa. Nhưng ta phải mất một thời gian lâu dài trước khi nhận biết điều này, bởi vì sự lừa dối cứ hiện diện thường trực, không để ta có cơ hội nhìn thấy thật tướng của sự vật.

Mẩu Bánh Ngọt

Nếu bạn vẫn còn có hạnh phúc và vẫn còn có đau khổ, thì bạn là người còn đói chưa no. Điều đó giống như bạn đang ăn một miếng bánh mà bạn ưa thích, chưa ăn hết thì bánh đã rơi khỏi tay bạn. Bạn có cảm thấy tiếc miếng bánh đã mất không? Khi cảm thấy mất mát bạn sẽ cảm thấy đau khổ vì thế bạn cần phải vất bỏ cả hạnh phúc lẫn đau khổ. Thực phẩm chỉ cần cho người còn đói thôi. Đúng theo chân lý thì hạnh phúc chỉ là đau khổ ngụy trang dưới hình thức thật vi tế, khiến chúng ta không nhận thấy được. Nếu bạn dính mắc vào hạnh phúc, thì chẳng khác nào dính mắc vào đau khổ, nhưng bạn không nhận ra được điều này. Bởi vậy hãy thận trọng: khi hạnh phúc đến thì đừng quá say sưa mà bị cuốn hút vào trong mê loạn, khi đau khổ đến thì đừng thất vọng mà bị nhận chìm trong đau khổ. Hãy xem hạnh phúc và đau khổ có giá trị ngang nhau.

Cây Viết Quí Giá

Nếu bạn không hiểu thế nào là bình an thì bạn không bao giờ tìm được an bình. Chẳng hạn bạn có một cây viết thật đắt giá và bạn luôn luôn dắt ở túi áo. Nhưng một hôm bạn để cây viết đâu đó mà quên mất. Lúc sờ tay vào chỗ thường dắt cây bút, bạn không thấy nữa. Bạn hốt hoảng vì nghĩ rằng cây viết đã mất. Bạn tiếc nuối vì bạn có sự hiểu biết sai lầm. Bạn không thấy được chân tướng của sự vật nên bạn đau khổ. Bạn luôn luôn bận tâm vì bị mất cây viết quí giá đó: "Tiếc quá! Ta đã bỏ ra một số tiền lớn để mua cây viết mà bây giờ lại đánh mất rồi." Nhưng rồi bạn bỗng nhớ ra, và hy vọng: "Ồ! Có thể trong khi đi tắm ta đã bỏ cây viết trong túi quần sau". Vào lúc bạn chợt nhớ ra được điều này, mặc dầu chưa thấy cây viết bạn đã cảm thấy bớt khó chịu và nhẹ nhõm. Bạn không còn băn khoăn tiếc nuối về cây viết nữa. Khi bạn đưa tay ra túi sau và tìm thấy cây viết ở đó thì bao nhiêu đau khổ tiếc nuối đều tiêu tan. Tâm bạn đã lừa dối bạn thật lâu, lo lắng băn khoăn đến từ sự si mê, không hiểu biết. Bây giờ đã thấy lại cây viết, không còn nghi ngờ, băn khoăn, tiếc nuối nữa. Sự bình an này có được là nhờ bạn thấy rõ nguyên nhân của vấn đề, nguyên nhân của đau khổ. Ngay sau khi bạn biết rằng cây viết còn nằm trong túi quần sau của mình thì đau khổ chấm dứt. Biết được sự thật, biết được chân lý thì sẽ có bình an.

Chổ Thoát Nước

Khi làm một cái đập nước bạn phải xây một ống thoát nước. Để rồi khi nước dâng lên quá cao thì nước có thể thoát đi một cách an toàn thông qua ống này. Khi nước đầy ngang miệng đập, thì ống thoát nước được mở ra. Bạn phải có một cái van an toàn như vậy. Hiểu biết vô thường là cái van an toàn của các bậc giác ngộ. Nếu bạn cũng có cái van như vậy thì bạn sẽ được bình an tự tại.

Thịt

Ngày nay, cái mà mọi người đều muốn là tiền. Họ nghĩ rằng chỉ cần có tiền thì trăm sự đều xong. Vì thế họ lao vào kiếm tiền mà không dành thì giờ làm việc phước thiện. Vậy chẳng khác nào họ có thịt nhưng không có muối để ướp và bảo quản thịt. Họ cất thịt đâu đó trong nhà khiến thịt bị thối rữa. Người muốn có tiền không những phải biết cách làm ra tiền, mà còn phải biết cách sử dụng hay cất giữ tiền nữa. Bạn không thể nào chỉ mua thịt rồi để đâu đó quanh nhà, miếng thịt sẽ bị thối. Điều phước thiện khởi sinh từ một tâm thiện đã có trước, nếu biết được nguyên nhân theo cách này thì người ta sẽ biết cách tạo nhân, bởi vì quả sẽ tự nhiên theo sau. Nhưng thường người ta không tạo ra nhân đúng. Người ta rất muốn có phước thật nhiều, nhưng lại không muốn tạo ra nguyên nhân để có được phước đó. Những suy nghĩ sai lầm này mang lại nhiều tai hại, bối rối và hoang mang.

Thịt Dính Ở Kẽ Răng

Thật khó từ bỏ dục lạc ngũ trần. Hãy xem dục lạc ngũ trần như một mẫu thịt dính ở kẽ răng. Khi lấy mẫu thịt ra bạn thấy thoải mái một lát. Có thể bạn nghĩ rằng từ giờ về sau, bạn không bao giờ ăn thịt nữa, vì ăn thịt mắc răng khó chịu lắm. Nhưng lần sau ngửi thấy mùi thịt thơm ngon, bạn không thể nào kềm chế được. Bạn lại ăn nữa và lại mắc răng lần nữa. Khi bị mắc răng bạn phải khươi nó ra lần nữa và bạn lại cảm thấy dễ chịu lần nữa. Nhưng sự thoải mái này chỉ có thể kéo dài một thời gian cho đến khi bạn lại ăn thịt lần nữa. Chuyện là như vậy đó. Dục lạc ngũ trần cũng thế thôi. Khi dính vào sẽ thấy đau khổ, khi buông ra sẽ thấy dễ chịu.

Xem nhiều nhất