Mục đích của cuộc đời

 Nói rồi nhà sư từ biệt ra đi, bỏ lại sau lưng người thanh niên vẫn còn đang thẫn thờ với câu hỏi lớn trong đầu: “Mục đích chân thực của đời người, rốt cuộc là tìm kiếm hay bỏ đi đây?”.
----o0o---
Có một chàng thanh niên mang trong lòng rất nhiều dự định, đặt cho mình rất nhiều mục tiêu mà theo anh là cần phải thực hiện. Anh lập quyết tâm thật cao để thực hiện những mục tiêu đó. Tuy nhiên, dù cố gắng rất nhiều nhưng anh chẳng hoàn thành được mấy việc. Dần dần, anh cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Hôm nọ, do yêu cầu của công việc, anh thanh niên lên đường giữa buổi trưa trời nắng chang chang. Chỉ đi một lúc anh đã mệt nhoài, chân chẳng muốn bước. Thấy từ xa có một cây cổ thụ tán rộng, cành lá sum suê anh mừng lắm, cố lê chân tới gốc cây rồi ngồi nghỉ.
Đang nhăn nhó quệt những giọt mồ hôi chảy đầy trên mặt, anh thấy một nhà sư khất thực tiến tới.

Đường về thực tại (Settling back into the Moment)


 Vừa rồi xem cuốn "Đường về thực tại" dịch lại cuốn "Settling back into the Moment" thấy khá hay , hình minh họa cũng thú vị, chữ rất ít (phù hợp với các bạn ưa bận rộn ít có thời gian đọc sách nhưng có thời gian bàn luận chuyện thiên hạ ;-) ) nên mình có nhã ý biên tập lại duới dạng file web .html để mọi người trên mạng cùng xem . Sau đây là nội dung 1 phần đã biên soạn. Mời mọi người xem qua, nếu thấy hay hoặc có điều gì cần chỉnh sửa xin các bạn cứ cho ý kiến .  


----------------------------------------------------o0o--------------------------------------------------

Thời gian tới đây mình sẽ để máy tính ở nhà, tập trung vào việc hành thiền, nên việc tiếp tục biên soạn sẽ bị gián đoạn một thời gian, nếu ai có nhã ý tiếp tục phần 2 , thì có 2 link đây các bạn tải về xem và dịch giùm, còn không thì xem nội dung bằng tiếng Anh nhé.
File PDF (bản tiếng Anh - version English)
Ai có nhã ý biên tập thì tải toàn bộ file JPG minh họa trong sách này => Download

Chim công và chó


Đã bao giờ bạn so sánh 1 con công và 1 con chó chưa, con nào đáng yêu hơn ? nếu chưa có câu trả lời thì bạn nên xem qua 1 vài gợi ý sau. Các bạn hãy nên giống những con công chứ đừng giống những con chó, tại sao vậy ?!? Trong con người chúng ta, dường như có cả hai đặc điểm của chim công con và chó con.

Chim công con sinh ra chỉ có trần trụi một lớp da nâu do không có lông, vì vậy bạn có thể nói rằng chó con dễ thương hơn. Nhưng khi chim công hoàn toàn trưởng thành, thân nó có bộ lông xanh và nó có một cái đuôi xòe ra như một cái quạt với nhiều màu sắc, trong khi con chó, về già sẽ bị rụng lông và bị tấn công bởi chấy rận và bò chét.
Tương tự, bạn phải thực hành sila (Giới), samadhi (định) và panna (tuệ) để tránh số phận đau khổ của một con chó già. Kết quả của sự kiên trì thực hành giới, định, tuệ sẽ là sự chói sáng tâm linh giống như bộ lông xanh đẹp đẽ theo kiểu vương giả của một con công trưởng thành. Nếu các bạn thực hành hoàn hảo giới, định,tuệ, mọi người sẽ yêu mến các bạn, và các bạn cũng sẽ yêu chính bản thân của mình nữa.

Card Pháp Cú


Nhắc đến "Kinh" thì ko ít người "sợ" (kinh sợ !?!   :-) ), thật không mấy người thích, nên ko muốn xem dẫn tới việc bỏ qua rất nhiều giá trị tinh hoa trong tâm hồn mỗi nguời, nhưng có 1 vài người vô tình xem qua thầm tiếc lâu nay mình ko có duyên may biết đến những giá trị này. Thế cho nên mình có sáng kiến làm 1 bộ card về kinh Pháp cú với nhiều hình ảnh phong phú đặc sắc kèm những câu kệ nhằm gửi gắm đến các bạn những giá trị tinh hoa đó. Hy vọng các bạn có thể nhặt được 1 vài "viên kim cương" làm lẽ sống cho bản thân mình trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Xin trích dẫn 1 vài hình ảnh: 
 






 Đây là  link tới hình ảnh 24 phẩm của  bộ card (fie jpg xem dưới dạng liveshow), còn 2 phẩm nữa đợi khi nào rãnh có hứng thú thì làm tiếp:

Và đây là link tới file .Ai (mở = phần mềm illustrator cs3 trở lên) . Nếu các bạn muốn in ra thành card thì cứ thong tả mà download về nhé:
http://www.mediafire.com/?hu3lnm5j2l5h8

Cũng nói thêm đôi lời về kinh pháp Cú:
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất , được nhiều người ưa thích nhất trong các bộ kinh và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth). 
Là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Mỗi bài kệ chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú, không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu hết được. Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, và suy nghiệm từ các tu chứng tự thân thì mới mong thông ngộ và thấu đạt ý nghĩa của các lời dạy cao quý đó. Mỗi bài kệ là một nguồn cảm hứng cao đẹp, một lối đi mới lạ, một sức mạnh kỳ diệu giúp chúng ta có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để thanh lọc ô nhiễm nơi tâm và trở thành "1 tâm hồn cao đẹp".

Xem nhiều nhất